Cộng đồng ASEAN chỉ có thể phát triển khi người dân mỗi nước
cảm nhận mình là công dân ASEAN. Để có được điều này, người dân phải chia sẻ lợi
ích chung và một vận mệnh chung. Đây là một thách thức vô cùng lớn vì mười nước
ASEAN rất khác biệt về lịch sử, văn hóa, điều kiện kinh tế, xã hội, tôn giáo,
và chế độ chính trị. Hơn nữa, sự trải rộng về địa lý cũng như ảnh hưởng của các
cường quốc lên ASEAN và từng nước đang thách thức quá trình xây dựng một tương
lai chung.

Trên thực tế, người dân ASEAN đang biết về nhau chủ yếu qua
hợp tác kinh tế, đầu tư, du lịch và trao đổi thương mại. Tuy nhiên, các kênh này
thường mang dáng dấp của “chủ đầu tư và thợ làm thuê” hơn là quan hệ cộng đồng
gắn bó. Những dòng công nhân di cư từ
Các quan hệ về chính trị an ninh cũng có những hạn chế do các mối quan tâm quốc gia rất khác nhau. Vấn đề Biển Đông đã làm hiện rõ những khác biệt chiến lược khi ASEAN không thể ra tuyên bố chung trong hội nghị ngoại trưởng ASEAN ở Phnom Pênh vào tháng 7 năm 2012 và sự căng thẳng hiện rõ ngay trong hội nghị thượng đỉnh vào tháng 12 năm 2012. Những khác biệt trong tính toán an ninh chính trị đang làm ASEAN chia rẽ hơn là gắn bó.
Trong bối cảnh đó, việc các tổ chức xã hội dân sự trong khối
ASEAN bắt đầu liên kết với nhau thông qua các cơ chế vùng có thể trở thành một
kênh tích cực tập trung vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN. Dù rất khác nhau về
phương pháp tiếp cận, đặc biệt là quan hệ với chính phủ tại từng quốc gia nhưng
các tổ chức xã hội dân sự thường chia sẻ sứ mệnh bảo vệ quyền con người, dân chủ
và tự do. Sứ mệnh này trùng lặp với sứ mệnh được quy định trong Hiến chương
ASEAN. Hơn nữa, sứ mệnh này có thể xuyên qua những rào cản khác biệt vì không
quốc gia nào chối bỏ việc bảo vệ dân chủ, quyền và tự do con người.
Tuy nhiên, để xã hội dân sự thực sự là một kênh gắn kết nhân
dân ASEAN có hai thách thức cần phải vượt qua. Thứ nhất, đó là bản thân nội bộ
các tổ chức xã hội dân sự cần phải thấu hiểu và tôn trọng sự khác biệt của
nhau. Do điều kiện chính trị xã hội của từng quốc gia nên phương pháp tiếp cận
rất khác nhau. Ví dụ, xã hội dân sự ở Thái Lan hay
Thách thức thứ hai chính là quan hệ hợp tác bình đẳng giữa
các tổ chức xã hội dân sự với ASEAN và chính phủ các nước thành viên. Hiện có một
số cơ chế hợp tác trao đổi như Ủy ban ASEAN về bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em (ACWC),
Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR) hay Ban thư ký ASEAN. Tuy
nhiên, cơ chế rộng khắp và quan trọng nhất là Diễn đàn nhân dân ASEAN (APF) được
tổ chức hàng năm song song với hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Đây là diễn đàn quy
tụ các tổ chức xã hội dân sự bàn thảo những vấn đề quan trọng nhất với người
dân để tổng hợp thành tuyên bố APF gửi cho nguyên thủ các quốc gia. Trong diễn
đàn này, đại diện các tổ chức xã hội dân sự sẽ bầu ra mười người đại diện gặp
trực tiếp 10 nguyên thủ quốc gia để chia sẻ ý kiến nhân dân.
Tuy nhiên, quá trình tổ chức APF và cuộc gặp giữa đại diện
xã hội dân sự và mười nguyên thủ quốc gia thường bị chi phối bởi hai yếu tố. Một
là tính đại diện của các đại biểu do một số chính phủ can thiệp vào quá trình lựa
chọn này. Hai là quan hệ giữa chính phủ nước chủ tịch với xã hội dân sự của họ.
Chính vì vậy, rất nhiều cuộc gặp bị tẩy chay hoặc hủy vì ban tổ chức APF cho rằng
một số đại diện của xã hội dân sự được chỉ định bởi chính phủ. Ở một số nước,
cuộc gặp này còn không được cho vào trong chương trình nghị sự vì chính phủ cho
rằng xã hội dân sự không có tính đại diện cho nhân dân ASEAN.
Như vậy, quan hệ giữa các tổ chức xã hội dân sự với ASEAN và chính phủ ở cấp khu vực còn nhiều sóng gió. Nó phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Ban tổ chức APF và chính phủ nhiều hơn là quy tắc ứng xử chung giữa nhà nước và xã hội dân sự. Để ASEAN thực sự trở thành một cộng đồng thì việc đối thoại giữa xã hội dân sự và ASEAN cũng như các chính phủ liên quan là cần thiết. Để đối thoại mang tính xây dựng và có ích thì cần một cơ chế chính thức dựa vào nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và có sự tham gia. Cơ chế này đảm bảo việc đối thoại không bị phụ thuộc vào quan điểm của chính phủ hay của một nhóm các tổ chức xã hội dân sự. Chính vì vậy ASEAN cần thúc đẩy hoàn thiện “Hướng dẫn đối thoại giữa ASEAN và xã hội dân sự” như là một bước đi quan trọng, cụ thể và thiết thực thúc đẩy việc xây dựng cộng đồng ASEAN. Chỉ khi xã hội dân sự tham gia chủ động thì khi đó ASEAN mới trở thành một cộng đồng gắn bó, bình đẳng và tôn trọng quyền con người.