Một tâm lý khá phổ biến ở Việt Nam đó là cái gì cũng cho vào luật, nghị định, thông tư để có cơ sở thực hiện. Đây là tư duy rất cũ có từ thời bao cấp với suy nghĩ “được làm những gì nhà nước cho phép”. Để làm nhiều thứ thì phải có thêm nhiều luật, nhiều nghị định và nhiều thông tư. Tiếc rằng cuộc sống luôn biến đổi, luật, nghị định và thông tư liên tục trở nên cũ, không còn phù hợp và trở thành rào cản cho phát triển.
Trong lịch sử phát triển của thế giới, ở mỗi thời điểm có một giai cấp “cầm trịch” cho sự tồn tại và phát triển loài người. Thời xa xưa là giai cấp nông dân, cho đến khi công nghiệp hóa là giai cấp công nhân. Gần đây với sự phát triển của khoa học, công nghệ, “nền kinh tế tri thức” được đề cập đến như là một tất yếu của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng ngày nay một quốc gia chỉ chiến thắng trong cuộc cạnh tranh nếu như họ hấp dẫn và tạo dựng được một giai cấp sáng tạo.
Mỗi dân tộc đều có điểm tựa để phát triển, thường là các giá trị cao đẹp mà những người lập quốc theo đuổi. Tuy nhiên, có những quốc gia thành công vì các giá trị này được thể chế hóa trong Hiến pháp, thực hành trong thực tế, và truyền cảm hứng trong đời sống. Có quốc gia thất bại vì các giá trị này không được thể chế hóa, điểm tựa dân tộc chỉ ở trong những cá nhân xuất chúng, khi họ mất đi thì dân tộc đó cũng mất đi điểm tựa của mình.
Một tâm lý khá phổ biến của người Việt Nam đó là “nước đến chân mới nhảy” khi giải quyết các vấn đề của mình. Điều này thể hiện ở những vấn đề hàng ngày như quản lý sức khỏe. Nhiều người nhất quyết không muốn đi bệnh viện dù có một số triệu chứng quan ngại ban đầu. Tâm lý “không sao đâu nó tự khỏi thôi” khá phổ biến. Đến khi bệnh bùng phát, không chịu được nữa mới vào bệnh viện. Nhẹ thì chạy chữa tốn kém làm tổn hao tài sản và sức khỏe, nặng thì bệnh viện trả về vì ung thư đã vào giai đoạn cuối.
Trong bài “Vai trò của tổ chức cộng đồng trong việc bảo vệ quyền con người”, Huy Lương có bàn đến tính đại diện của tổ chức cộng đồng. Thông thường, một tổ chức cộng đồng của người khuyết tật sẽ đại diện cho người khuyết tật tốt hơn, hoặc một tổ chức của người đồng tính sẽ đại diện cho người đồng tính tốt hơn. Điều này không đồng nghĩa với việc tổ chức, cá nhân không thuộc cộng đồng thì không bảo vệ tốt cho quyền lợi của cộng đồng, hoặc tổ chức của/có người của cộng đồng thì đại diện tốt cho cộng đồng.
Các tổ chức của cộng đồng là một phần quan trọng trong các phong trào vận động quyền của các nhóm yếu thế trong xã hội. Khái niệm cộng đồng rất rộng, chỉ bất kỳ một nhóm người có cùng một lợi ích, chia sẻ với nhau cùng ý tưởng, thông tin, nguồn lực hay một chương trình hành động. Ví dụ như cộng đồng người khuyết tật, người di cư, người chơi game, người đồng tính...
Ngày 20 tháng 6 năm 2014, trong phiên kiểm định nhân quyền (UPR) lần thứ 2 tại Geneva, chính phủ Việt Nam chính thức chấp nhận 182 khuyến nghị trong tổng số 227 khuyến nghị của các nước trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam chấp nhận một khuyến nghị liên quan đến việc “thông qua một luật chống lại phân biệt đối xử đảm bảo bình đẳng cho tất cả công dân, bất kể xu hướng tính dục và bản dạng giới” [kiến nghị 143.88 của Chile]. Đây chính là cơ sở để Việt Nam xây dựng một bộ luật về bình đẳng, chống mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính, xu hướng tính dục và bản dạng giới, sắc tộc, tôn giáo, tuổi tác, điều kiện cơ thể, và vùng miền.
Ngày 20 tháng 6 năm 2014, trong kỳ kiểm định nhân quyền UPR lần 2 Việt Nam chấp nhận 182 trong tổng số 227 kiến nghị của 106 nước. Các chuyên gia nhân quyền cũng như các tổ chức xã hội dân sự đều coi đây là một bước tiến dài so với kỳ kiểm định lần 1 năm 2009, cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, để triển khai 182 khuyến nghị được chấp nhận, nhiều người lo lắng nhà nước không đủ nguồn lực. Họ kêu gọi chính phủ mở rộng hợp tác quốc tế, và đặc biệt huy động các tổ chức phi chính phủ vào cuộc.
Xã hội dân sự hình thành và phát triển từ thế kỷ 18-19 song hành cùng sự phát triển của thương mại và nhà nước hiện đại. Ban đầu, nó như không gian hình thành bởi các quan hệ kinh tế và dần dần mở rộng qua các quan hệ dân sự khác như nghệ thuật, khoa học, và nhân đạo. Như vậy, xã hội dân sự là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển xã hội, là nơi người với người hợp tác, giao lưu và hành động vì một mục đích chung. Trong bất cứ xã hội hiện đại nào, bất kể thể chế chính trị là dân chủ đa nguyên hay độc tài toàn trị, xã hội dân sự vẫn tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, sự lớn mạnh và hữu ích của nó phụ thuộc nhiều vào ba yếu tố, mà có lẽ cũng là ba nhóm giải pháp cần thực thi ở mỗi quốc gia.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam bảo vệ một trong những quyền quan trọng của người dân, trong đó có quyền tham gia quản lý nhà nước. Quyền tham gia quản lý nhà nước được thực thi qua nhiều cách khác nhau, trong đó có quyền góp ý xây dựng và sửa đổi văn bản pháp luật. Quyền này được ghi nhận trong “Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật” đã được Quốc hội thông qua vào năm 2008.
Bên cạnh một nhà nước pháp quyền, một nền kinh tế thị trường, để một quốc gia phát triển cần thêm một xã hội dân sự độc lập. Để xã hội dân sự phát triển cần có khung pháp lý rõ ràng để người dân thực thi quyền lập hội, quyền tự do biểu đạt cũng như hội họp hòa bình. Trên thế giới có nhiều kinh nghiệm khác nhau trong việc thúc đẩy xã hội dân sự phát triển. Diễn Ngôn xin giới thiệu bảy nguyên tắc đúc kết được trình bày trong báo cáo “bảo vệ xã hội dân sự” do Trung tâm quốc tế về luật phi lợi nhuận (ICNL) và các đối tác xuất bản.
Để tránh suy nghĩ rập khuôn, xói mòn và mang tính bầy đàn, các nhóm làm việc thường phân công một hoặc hai cá nhân đóng vai trò “đối lập”. Họ là những người luôn đưa ra những ý kiến trái chiều, những lý lẽ “cùn”, thậm chí những nhận xét mang tính “phá hoại”. Tuy nhiên, những người đóng vai “ác” này có sứ mệnh vô cùng quan trọng vì họ giúp những người còn lại làm sắc nét hơn phân tích và giải pháp của mình, thậm chí bật ra các ý tưởng mới tốt hơn khi tranh luận với những người “đối lập” kia.
Theo Tiến sĩ Kristy Kelly, giáo dục hiện nay có bốn mục đích lớn. Thứ nhất là xã hội hóa con người, dạy con người cách đối nhân xử thế, giao tiếp trong gia đình, xã hội. Thứ hai là trang bị các kiến thức, kỹ năng để con người tìm được công ăn việc làm tốt cho mình sau này. Thứ ba là đào tạo con người có tình yêu với quê hương đất nước, có ý thức quốc gia và cộng đồng. Và thứ tư là trở thành công dân toàn cầu khi thế giới đã có nhiều kết nối về thông tin, công nghệ và đầu tư thương mại. Tại từng thời điểm khác nhau, ở quốc gia khác nhau mà mục đích này có thể nổi trội hơn mục đích kia. Mục đích nào nổi trội sẽ quyết định nội dung cũng như cách giáo dục được tổ chức và thực thi.
Việt Nam được coi là một trong các quốc gia có bình đẳng giới tương đối tốt vì có nhiều phụ nữ là lãnh đạo chính trị, lãnh đạo doanh nghiệp và nghiên cứu khoa học. Phụ nữ xuất hiện trong hầu hết các ngành nghề như ngoại giao, y tế, giáo dục, lao động sản xuất, thậm chí lái xe taxi. Ngoài nguyên nhân do phụ nữ được huy động tham gia sản xuất và chiến đấu trong kháng chiến (giặc đến nhà đàn bà cũng đánh), các tiến bộ này còn do Việt Nam có pháp luật bảo vệ phụ nữ trong sử dụng đất đai, hôn nhân gia đình, và đặc biệt trong phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.
Trong vòng 20 năm trở lại đây, nếu để ý kĩ, bạn sẽ thấy hiếm có các cuộc tranh luận khoa học đúng nghĩa trong công đồng khoa học nói chung, khoa học xã hội nói riêng. Trên sách báo, tạp chí chuyên ngành hay diễn đàn khoa học, dường như thiếu cái gì đó để cởi bỏ sự “bàng bạc” hay thay đổi cái “phẳng, lặng” thường trực.
Từ một câu chuyện lịch sử Hơn 100 năm trước, chính xác là vào năm 1906, phong trào Duy Tân do Phan Chu Trinh khởi xướng chính thức bắt đầu ở miền Trung rồi mở rộng ảnh hưởng ra cả nước. Là một cuộc cách mạng về lối sống, tuy chỉ tồn tại trong 2 năm ngắn ngủi, phong trào đã để lại một dư âm lâu dài, góp phần làm mới con người, làm mới xã hội Việt Nam vào thời điểm đó. Bấy giờ, tại tỉnh Quảng Nam - trung tâm xuất phát của phong trào, dưới sự lãnh đạo của một số gương mặt cấp tiến, nhiều hoạt động sôi nổi, đa dạng đã diễn ra. Trong số này, có một nhân vật tuy ít được nhắc đến (nếu so với các yếu nhân của phong trào) nhưng rất độc đáo về tư tưởng và sự nghiệp: Lê Cơ.
Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng tội ác ngày càng thản nhiên là do con người không có khả năng tự sự, tưởng tượng về những hậu quả do hành động của mình gây ra. Một ví dụ điển hình là vụ án Nguyễn Kim An giết bạn cùng lớp là Lưu Vĩnh Đạt bằng cách cho Đạt uống thuốc an thần bất tỉnh, trùm bao tải lên người nạn nhân rồi vứt xuống sông. Sau đó An liên tục nhắn tin tống tiền gia đình Đạt. Khi cha mẹ vớt được xác Đạt tổ chức tang lễ, An vẫn thản nhiên đến viếng như mình vô can.
Một loạt chính sách liên quan đến người khuyết tật được ban hành từ năm 1998 với mục đích bảo vệ, chăm sóc và tạo điều kiện cho họ hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất. Đây là chủ trương đúng, phản ánh tính nhân văn, quyền con người. Đáng tiếc là chính sách thì đã có, đã rõ, đã khá đầy đủ nhưng việc thực thi trên thực tế thì vẫn ở dạng “đầu voi, đuôi chuột”, thậm chí có trường hợp đi ngược lại với tinh thần của Pháp lệnh về người tàn tật của Quốc Hội. Điều này thể hiện khá rõ ở khía cạnh tạo điều kiện cho người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng.
Phương pháp tiếp cận theo khung logic (Logical Framework Approach - LFA) là một công cụ thiết kế, giám sát và đánh giá các chương trình phát triển, được dùng rộng rãi bởi các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ quốc tế từ những năm 1970s. Trên thực tế, công cụ này tỏ ra khá hữu dụng khi miêu tả mối quan hệ logic giữa mục đích, kết quả mong đợi và hoạt động dự án.
Ngày 20 tháng 6 năm 2014, trong phiên kiểm định nhân quyền (UPR) lần thứ 2 tại Geneva, chính phủ Việt Nam chính thức chấp nhận 182 khuyến nghị trong tổng số 227 khuyến nghị của các nước trên thế giới. Ngoài các khuyến nghị “truyền thống” như “tiếp tục những nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền” hay “tiếp tục các nỗ lực để cải thiện tiếp cận với giáo dục, nhà ở và y tế”, chính phủ Việt Nam đã đồng ý thực hiện một số khuyến nghị có tính “gai góc” hơn về quyền dân sự và chính trị. Bước tiến này đã tạo cơ hội cho các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người hợp tác và giám sát chính phủ Việt Nam trong việc thực thi các cam kết này.