Hôn nhân cùng giới có dẫn tới hôn nhân cận huyết, đa hôn? Không phải từ mới đây mới có ý kiến phản ứng lại việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới bằng lý lẽ hôn nhân cùng giới sẽ dẫn tới hôn nhân nhiều vợ nhiều chồng, cận huyết, kết hôn với trẻ em, đồ vật hay động vật. Từ năm 2012 khi tham gia vận động cho Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, tôi đã trả lời nhiều lần cho câu hỏi về những “viễn cảnh" hệ lụy của hôn nhân cùng giới như vậy. Đây là một câu hỏi khó, sẽ không thể lấy lý lẽ “yêu là yêu” ra để giải thích vì sẽ là "gậy ông đập lưng ông." Nhưng nó cũng là một câu hỏi pháp lý đầy thú vị.
Khi tòa án tối cao Hoa Kỳ ra phán quyết hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, vai trò của bang California trong tiến trình này được nêu bật. Từ những đám cưới đầu tiên ở Tòa thị chính thành phố San Francisco đến vụ kiện được xem rộng rãi ở Tòa án bang, California đã giúp nâng cao nhận thức của người dân Hoa Kỳ về những định kiến và kỳ thị mà các cặp đôi đồng tính cũng như gia đình họ đang phải gánh chịu, gồm cả những lý do tại sao hôn nhân lại cần thiết cho họ.
Sự kiện Ireland là nước đầu tiên trên thế giới thông qua hôn nhân cùng giới bằng hình thức bỏ phiếu phổ thông, chứ không phải bằng bất cứ một quyết định nào từ bên trên của tòa án hay nghị viện đã khiến đất nước này tỏa sáng như một tấm gương về xã hội công bằng và dân chủ. Theo ông Damien Cole, Đại sứ Ireland tại Việt Nam, việc công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính là một bước tiến dài đến mục đích đã được ghi trong Tuyên ngôn Độc lập của Ireland: mọi người con của đất nước Ireland đều được trân trọng và yêu thương như nhau.
Những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc bảo vệ quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT). Cụ thể, Luật Hôn nhân và Gia đình 2013 đã bỏ điều cấm hôn nhân cùng giới. Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận một kiến nghị của Chile trong Phiên kiểm định định kỳ phổ quát về nhân quyền (UPR) tháng 6 năm 2014 để xây dựng một Luật chống kỳ thị và phân biệt đối xử, bao gồm cả trên bản dạng giới và xu hướng tính dục. Việt Nam cũng bỏ phiếu thuận cho việc thông qua một nghị quyết của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc bảo vệ quyền của người đồng tính song tính và chuyển giới vào tháng 9 năm 2014.
Trong các các thảo luận về Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) gần đây, có một số ý kiến về việc có nên cho phép chuyển đổi giới tính hay không. Sau đây là tổng hợp một số lầm tưởng phổ biến về việc chuyển đổi giới tính.
Người chuyển giới thường phát hiện giới tính thật của mình khác với giới tính sinh học từ rất sớm (khoảng 3-5 tuổi) (APA, n.d; Nemour Foundation, n.d; WPATH, 2012). Dù vậy, vì nhiều lý do trong đó có sự thiểu hiểu biết của người lớn và xã hội về vấn đề này, họ gặp phải nhiều tổn hại về tâm lý và sức khỏe, từ trầm cảm, xa lánh cho đến tự sát (APA, n.d; Nemour Foundation, n.d; WPATH, 2012). Hơn 80 nghiên cứu trường hợp chuyển đổi giới tính trên hơn 12 quốc gia từ hơn 30 năm qua đã chứng minh quá trình chuyển giới, nếu đảm bảo đúng quá trình y tế, là có hiệu quả và an toàn cho người chuyển giới (WPATH, 2012). Việc chuyển giới thậm chí đã được công nhận là cần thiết về mặt y tế cho người chuyển giới ở các quốc gia phát triển trên thế giới (WPATH, 2012). Qúa trình này bao gồm nhiều giai đoạn như: tư vấn tâm lý với chuyên môn, điều trị hormone, theo dõi sức khỏe thường xuyên, cũng như các quá trình y học khác tùy thuộc hoàn cảnh của người chuyển giới.
Việt Nam đang tham vấn người dân và các cơ quan chuyên môn về Bộ luật dân sự sửa đổi. Đây là một hoạt động chính trị quan trọng, tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác lập pháp. Trong nhiều nội dung mới, cộng đồng LGBT đặc biệt quan tâm đến điều 40 về quyền xác định lại giới tính. Theo bản thảo hiện tại có hai phương án để lựa chọn. Theo phương án 1 thì “nhà nước không thừa nhận việc chuyển giới”, còn phương án 2 thì mở hơn, quy định “trong trường hợp đặc biệt, việc chuyển giới phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của luật”.
Người phụ nữ đứng trên bục giảng, vung tay chém gió khi nói về sự bất bình đẳng phụ nữ phải chịu: “Chúng ta phải làm việc nội trợ, chăm con bốn đến năm tiếng một ngày trước và sau khi đi làm tám tiếng về. Chúng ta bị coi là phận gái nên không được tham gia quyết định các công việc quan trọng trong gia đình và dòng họ. Chúng ta là nữ, và tỉ lệ nữ làm lãnh đạo doanh nghiệp hay tham chính vô cùng thấp. Các chị biết ở Việt Nam có bao nhiêu phần trăm đại biểu quốc hội là nữ không, bao nhiêu phần trăm ủy viên trung ương là nữ không?”. Cả lớp học ngơ ngác. Chị giảng viên nhìn thẳng, nét mặt đanh thép bày tỏ sự tức giận: “chỉ có một phần tư đại biểu quốc hội là nữ, và chín phần trăm ủy viên trung ương là nữ thôi các chị ạ. Thiệt thòi hơn nữa vì phụ nữ phải nghỉ hưu trước nam giới 5 năm, và như vậy vô hình chung tước đi của chúng ta quyền cống hiến, đặc biệt với những chị em làm công tác khoa học, quản lý, hoặc lãnh đạo”. “Bình quyền cho phụ nữ!” chị hô vang và đề nghị cả lớp hô theo. “Bình quyền cho phụ nữ!” cả lớp vung tay lên như cách mạng xã hội sắp nổ ra đến nơi. Tôi lí nhí hô theo nhưng sao thấy khẩu hiệu này thật xa xôi, dường như không phải hô cho tôi, một người phụ nữ.
Trong một xã hội, nếu con người đứng riêng lẻ thì mọi người đều bình đẳng, không có ai mạnh hơn ai. Tuy nhiên, theo Foucault, quyền lực sẽ xuất hiện khi con người giao tiếp với nhau. Nói cách khác, quyền lực chỉ xuất hiện trong các mối quan hệ và qua các mối quan hệ. Ví dụ, một người nữ giám đốc đứng một mình thì không thấy quyền lực của bà. Nhưng trong quan hệ với các nam công nhân, bà ấy là một người đầy quyền lực, thậm chí có thể đuổi việc họ. Quyền lực này được thể chế công ty giao cho, gắn với chức danh giám đốc của bà. Nhưng khi trở về nhà, bà bỗng trở thành một người phụ nữ yếu đuối, thậm chí có thể bị chồng đánh đập. Người chồng đó có được nguồn quyền lực từ vị trí là chồng trong quan hệ với vợ mà các chuẩn mực giới của một xã hội gia trưởng quy định.
Năm ngoái, khi Tim Cook, CEO của Apple thừa nhận ông là người đồng tính, tôi đã nhận được rất nhiều email và tin nhắn từ các giám đốc điều hành [của doanh nghiệp tôi] trên khắp thế giới. Là một nhà lãnh đạo đồng tính công khai tại Ernst & Young, dường như mọi người đều muốn biết tôi nghĩ thế nào về ý nghĩa của điều này đối với cộng đồng LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới – ND) trên quy mô toàn cầu. Nói cho cùng, Apple là doanh nghiệp đứng thứ 5 trên bảng xếp hạng Fortune 500 (bảng xếp hạng danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ tính theo tổng thu nhập – ND). Liệu đây có phải dấu chấm hết cho “rào cản hoa oải hương” (“lavender ceiling” – định kiến khiến người LGBT bị đối xử bất công trong công việc và ngăn cách họ khỏi các mạng lưới cộng đồng xã hội – ND).
Năm 2014 tiếp tục là một năm thành công của phong trào vận động và bảo vệ quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT). Dù không có nhiều sự kiện “nổi và rộng” như “Tôi Đồng Ý”, “Thức tỉnh để đón cầu vồng” hay “Yêu là cưới” như năm 2013, nhưng 2014 ghi nhận nhiều bước tiến quan trọng thể hiện bề sâu và kết quả vận động không mệt mỏi của cộng đồng. Nó cũng là năm mở ra các hướng đi mới, đa dạng, đa chiều cho cộng đồng LGBT hoạt động trong tương lai. Diễn Ngôn xin điểm lại 10 sự kiện nổi bật liên quan đến phong trào này.
Come out là tiến trình một người đồng tính thừa nhận xu hướng tính dục cùng giới của mình, có thể là với chính bản thân, hoặc với những người xung quanh như bạn bè, cha mẹ, hoặc đồng nghiệp. Tuy nhiên, việc thừa nhận mình là người đồng tính không dễ dàng gì, và có rất nhiều lý do để giữ im lặng.
Các tổ chức phòng chống HIV kêu gọi thực hành ba giải pháp để ngăn chặn việc lây nhiễm HIV trong cộng đồng người đồng tính và song tính nam. Một là khuyến khích xét nghiệm. Hai là khuyến khích quan hệ tình dục an toàn (sử dụng bao cao su). Ba là điều trị ARV cho bệnh nhân có HIV. Hai giải pháp sau là hợp lý, tuy nhiên giải pháp đầu tiên cần phải xem xét lại tính hiệu quả, đặc biệt khi các dự án đổ khá nhiều tiền để đạt mục đích tăng số người đi xét nghiệm.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân, được xem như giữa hai người độc thân yêu nhau, chưa xác định có lập gia đình hay không. Với họ, quan hệ tình dục đạt được hai mục đích: biểu hiện của sự gắn kết và thỏa mãn nhu cầu tình dục. Tuy nhiên, việc quan hệ tình dục trước hôn nhân gặp phải nhiều tranh cãi, chủ yếu xuất phát từ quan niệm văn hóa truyền thống về tình dục và gia đình.
Ngày 26 tháng 9 năm 2014, Việt Nam với tư cách thành viên của Hội đồng nhân quyền, đã bỏ phiếu thuận thông qua Nghị quyết lên án mọi hình thức phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới. Đây là lá phiếu lịch sử, một lần nữa củng cố quan điểm của Việt Nam trong việc bảo vệ tốt hơn quyền của người đồng tính song tính và chuyển giới. Nó cũng tạo ra tiền lệ để Việt Nam ủng hộ các nghị quyết hoặc vấn đề tương tự liên quan đến quyền của người LGBT.
Hiện nay, khi nhắc về phong trào LGBT tại Việt Nam hiện nay người ta thường đề cập đến quyền được mưu cầu hạnh phúc, quyền được kết hôn, quyền nhận con nuôi v.v… Tuy nhiên, dường như chúng ta đã quên mất một cái quyền khá quan trọng đối với cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới, đó chính là quyền sức khỏe.
Sự kiện một công dân Việt Nam bị bắt ở Burundi với “tội danh” quan hệ đồng tính gây chấn động cộng đồng LGBT và các cơ quan bảo vệ quyền con người. Theo hãng tin AFP, một người đàn ông Việt Nam làm cho Viettel bị cảnh sát địa phương bắt khi đang thi công công trình cơ sở hạ tầng viễn thông. Anh này có thể bị mang ra xử và có nguy cơ bị kết án từ 3 tháng đến 2 năm tù giam, và/hoặc bị phạt tiền từ 680,000 đến 1,300,000 VNĐ.
Hiện nay, xã hội biết nhiều hơn về người đồng tính một phần do thông tin về cộng đồng này nhiều hơn, một phần có nhiều người đồng tính công khai xu hướng tính dục của mình. Quá trình vận động cho Luật hôn nhân và gia đình đã tạo ra một cộng đồng LGBT tự tin hơn, một xã hội có thái độ cởi mở hơn, và một khung luật pháp tiến bộ hơn. Tuy nhiên, việc công khai xu hướng tính dục của một người chưa chắc đã dễ dàng hơn so với trước đây.
Một trong những mục đích của cộng đồng LGBT khi vận động xã hội thay đổi, giảm kỳ thị là tạo ra một hình ảnh tích cực trên báo chí. Họ hy vọng, khi mình được miêu tả đáng yêu, bình dị, và gần gũi thì sẽ tăng sự chấp nhận của xã hội. Tuy nhiên, “một hình ảnh tích cực” thường đồng nghĩa với một hình ảnh được chấp nhận bởi văn hóa chính thống, văn hóa của một xã hội độc tôn dị tính. Nói cách khác, để được chấp nhận cộng đồng LGBT phải giống với cộng đồng dị tính!
Trong xã hội có một ý kiến phổ biến cho rằng, những người song tính nam là những người đồng tính chưa dám thừa nhận mình; những người song tính nữ là những người dị tính chơi bời với người phụ nữ khác mà thôi. Chính vì vậy, những người tự nhận mình là song tính thường bị kỳ thị bởi những người đồng tính, và chối bỏ bởi những người dị tính.