Ấn Độ nhập cuộc và vị trí của Việt Nam trong cấu trúc an ninh châu Á

Với Hoa Kỳ và Trung Quốc ở hai đầu, các nước trung cường đang dần dần thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc tạo dựng cấu trúc an ninh, kinh tế và chính trị mới ở Châu Á. Sự tích cực của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã được cộng hưởng bởi Thủ tướng Australia Tony Abott và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Các bước đi gần đây cho thấy một cơ chế hợp tác an ninh, kinh tế, và chính trị đang được hình thành nhanh chóng ở Châu Á. Việt Nam cần khôn khéo để tạo thế đứng cho mình trong cấu trúc mới này.

Ấn Độ nhập cuộc và vị trí của Việt Nam trong cấu trúc an ninh châu Á
Ukraine và nỗi ám ảnh của Việt Nam

Khi Nga sát nhập Crimea của Ukraine thành lãnh thổ của mình, không ít người Việt Nam lo lắng. Lo lắng vì sâu thẳm trong lòng chúng ta sợ Trung Quốc sẽ có bước đi tương tự và độc chiếm Biển Đông. Khi Ukraine quyết định ký hiệp ước thương mại quay về với châu Âu dân chủ và phát triển thì “nội chiến” bùng phát ở miền Đông. Ai cũng biết có bàn tay của Nga trong việc gây bất ổn bằng cách hỗ trợ lực lượng ly khai vũ khí và quân đội như cáo buộc của Ukraine, châu Âu và Mỹ. Chúng ta không khỏi nghĩ Ukraine bên Nga cũng như Việt Nam bên Trung Quốc. Chúng ta sợ Trung Quốc có khả năng quấy rối, gây hấn thậm chí làm Việt Nam bất ổn như Nga gây cho Ukraine.

Ukraine và nỗi ám ảnh của Việt Nam
Nga mở cửa cho Trung Quốc thò chân vào

Việc Nga tuyên bố phản đối sự can dự của “bên thứ ba” vào giải quyết xung đột Biển Đông là một bước đi logic cho vị thế và chiến lược hiện tại của nước này. Trước khi khủng hoảng Ucraine xảy ra, khi Nga chưa bị cô lập bởi Châu Âu và Mỹ, chiến lược “không can dự” vào xung đột biển Đông của Nga là hợp lý. Cơ bản, Nga là một anh lái buôn bán vũ khí và dầu mỏ nên họ không có lợi ích đứng về phía nào. Với Nga, ai mua vũ khí và dầu mỏ nhiều đều là đối tác tốt.

Nga mở cửa cho Trung Quốc thò chân vào
Việt Nam có là thành tựu của tổng thống Obama?

Hoa Kỳ đang căng mình trên nhiều mặt trận ngoại giao. Thứ nhất, bất chấp nhiều nỗ lực tìm kiếm hòa bình của ngoại trưởng John Kerry cuộc chiến ở Gaza giữa Israel và lực lượng Hamas của Palestine bùng nổ làm hàng nghìn người thiệt mạng. Thứ hai, sau 11 năm tổng thống George W Bush tuyên bố “sứ mệnh hoàn thành” và gần ba năm khi tổng thống Obama cho rút đoàn quân cuối cùng ra khỏi Iraq vào tháng 12 năm 2011, Hoa Kỳ lại phải điều máy bay ném bom ngăn bước tiến của phiến quân hồi giáo ISIS ở Iraq. Thứ ba, khủng hoảng Ucraina với nguy cơ kéo dài do sự can thiệp của Nga đã khiến món quà “khởi động lại” quan hệ Mỹ - Nga vào năm 2009 của Hillary Clinton, khi đó là ngoại trưởng Hoa Kỳ, trở thành vô nghĩa. Có lẽ hiếm khi nào một tổng thống Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều thất bại ngoại giao và an ninh như vậy.

Việt Nam có là thành tựu của tổng thống Obama?
Ba nhầm tưởng của Trung Quốc khi kéo giàn khoan vào Việt Nam

Trung Quốc đang thực hiện đại cục chiếm hữu Biển Đông bằng những bước đi được tính toán rất kỹ lưỡng. Việc kéo giàn khoan là hành động đầu tiên hòng xác lập chủ quyền theo đường chín đoạn. Tuy nhiên, đại cục này có thể dựa trên những tính toán sai lầm về phản ứng của Việt Nam và quốc tế.

Ba nhầm tưởng của Trung Quốc khi kéo giàn khoan vào Việt Nam
Đặt giàn khoan HD-981 Trung Quốc muốn kiểm soát Việt Nam và hàng hải quốc tế

Tình hình Biển Đông trong những ngày gần đây trở nên nóng và căng thẳng đặc biệt. Nếu diễn ngôn của các nhà chính trị, các nhà ngoại giao, hoặc các nhà nghiên cứu về các xung đột trước đây chỉ là “quan ngại đặc biệt” thì giờ chuyển qua “đặc biệt nguy hiểm”. Những ngày đầu, Trung quốc sử dụng tàu chiến, vòi rồng và đâm trực diện vào tàu của Việt Nam thì hiện nay họ huy động cả không quân vào cuộc và súng đạn luôn để ở chế độ “sẵn sàng nhả đạn”. Việt Nam sau những ngày đầu kiềm chế thì đã chuyển qua tự vệ bằng cách sử dụng vòi rồng chống lại tàu của Trung Quốc. Chính hoàn cảnh này làm rủi ro xảy ra xung đột rất cao.

Đặt giàn khoan HD-981 Trung Quốc muốn kiểm soát Việt Nam và hàng hải quốc tế
Để bảo vệ nhân quyền AICHR cần được nâng thẩm quyền và hoạt động độc lập

Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR) đã hoạt động được 5 năm, kể từ khi thành lập vào tháng 10 năm 2009 tại Huahin, Thái Lan. Dù đã có những bước tiến, nhất là vào 2 năm gần đây, cơ quan này dường như còn phải đi những quãng dài để thực thi tốt vai trò “bảo vệ và thúc đẩy quyền con người” như các lãnh đạo khu vực đã tuyên bố và đáp ứng được mong đợi của 500 triệu dân ASEAN. Trong bối cảnh ASEAN đang xem xét để điều chỉnh lại Quy chế hoạt động (TOR) của AICHR trong năm 2014, bài viết này nêu một số nhận định của tác giả về AICHR, sự tương tác của XHDS Việt Nam với cơ quan này thời gian qua và đi đến một số khuyến nghị làm tiền đề gợi mở các thảo luận tiếp theo.

Để bảo vệ nhân quyền AICHR cần được nâng thẩm quyền và hoạt động độc lập
Bài học từ Campuchia và nhu cầu đổi mới lần hai của Việt Nam

Những biến động gần đây ở Campuchia cho chúng ta nhiều bài học trong việc thiết kế chiến lược quan hệ ngoại giao của mình. Khi Campuchia là nước giữ vai trò chủ tịch ASEAN năm 2012, họ đã loại bỏ toàn bộ những vấn đề quan trọng với Việt Nam ra khỏi chương trình nghị sự, đó là biển Đông va quy tắc ứng xử COC giữa ASEAN và Trung Quốc. Campuchia làm điều này vì lợi ích dân tộc quốc gia của họ. Họ nghĩ Trung Quốc là siêu cường mới nổi, và quan hệ tốt với Trung Quốc đem lại nhiều lợi ích cho họ, hơn lợi ích họ có từ Việt Nam. Chính vì vậy, ngay thủ tướng Hun Sen, người có rất nhiều kết nối với Việt Nam, vẫn bẻ lái con tàu Campuchia về phía Trung Quốc.

Bài học từ Campuchia và nhu cầu đổi mới lần hai của Việt Nam
Quyền lực chính trị của giới trẻ

Chỉ hai ngày sau khi đảng nhân dân Campuchia (CPP) của thủ tưởng Hun Sen tuyên bố thắng cử sát nút trong cuôc bầu cử 2013, với số ghế 68 so với 55 của đảng đối lập, Đảng cứu quốc Campuchia (CNRP) của ông Sam Rainsy tuyên bố thắng cử với số ghế 63 trong tổng số 123 ghế của Quốc hội. Thủ tướng Hun Sen, được mệnh danh là người đàn ông quyền lực với bàn tay thép, lần đầu tiên phải đề nghị đối thoại với Sam Rainsy về kết quả bầu cử. Đây thực sự là một bước ngoặt, vì dù kết quả cuối cùng ra sao, điều này thể hiện sự lớn mạnh của đảng đối lập CNRP trong chính trường Campuchia. Sự lớn mạnh này đe dọa quyền lực tuyệt đối của ông Hun Sen, cũng như đảng CPP của ông.

Quyền lực chính trị của giới trẻ
Con đường dân chủ thống nhất châu Âu

Châu Âu được hình dung như một vùng rộng lớn, giàu có với lịch sử lâu đời. Nghĩ đến châu Âu, chúng ta hay hình dung ra những lâu đài sang trọng, những tháp nhà thờ cổ kính và môi trường trong lành. Trên thực tế, châu Âu rất đa dạng về sắc tộc, tôn giáo và đặc biệt là văn hóa. Nhưng người châu Âu đã thành công trong việc tạo ra một bản sắc chung cho mình. Như José Manuel Barroso, Chủ tịch cộng đồng chung châu Âu nói, “bản sắc của tôi đóng góp cho bản sắc chung và sự đa dạng của châu Âu.” Đây chính là thành công to lớn của châu Âu vì đã tạo ra những nguyên tắc dân chủ, tôn trọng sự đa dạng làm nền tảng đối thoại, xây dựng nền hòa bình trên toàn bộ châu Âu. Điều này được ghi nhận bằng giải Nobel Hòa Bình năm 2012.

Con đường dân chủ thống nhất châu Âu
Cờ bí dí Bình Nhưỡng

Lịch sử đàm phán 6 bên Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên về vấn đề vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng có nhiều thăng trầm. Quan sát kết quả của các cuộc đàm phán dễ dàng thấy rằng phần thắng nghiêng về phía Trung Quốc, phần thua thuộc Mỹ. Tại sao đàm phán vấn đề bán đảo Triều Tiên việc thua thắng không phải là Bắc Hàn hay Nam Hàn mà là Trung Quốc và Mỹ? Đơn giản, vì lợi ích các nước lớn quyết định nội dung và kết quả hơn là số phận của người Triều Tiên hai miền.

Cờ bí dí Bình Nhưỡng
Chọn thế đứng trên dây Việt Nam tự làm khó mình?

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), châu Á dẫn đầu về nhập khẩu vũ khí trong những năm gần đây. Điều này dường như trái với tuyên bố “trỗi dậy hòa bình” của Bắc Kinh, “hướng về châu Á” của New Deli, hoặc “là bạn của tất cả các nước” của Hà Nội. Tại sao sự tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng trong những thập kỷ qua không làm giảm nhu cầu vũ khí, mà lại khuấy lên cuộc chạy đua giữa các nước châu Á?

Chọn thế đứng trên dây Việt Nam tự làm khó mình?
Xin chào Việt Nam, tên tôi là ... Châu Phi

Gần đây, tôi hơi ngạc nhiên khi nghe người Việt nói chuyện về tôi. Dù trong những năm 1960 và 1970, Việt Nam đã có nhiều quan hệ tích cực với tôi, có vẻ trong giai đoạn Đổi Mới người Việt đã quên mất rất nhiều về tôi. Cho nên tôi xin tự giới thiệu lại, như vậy chúng ta có thể bắt đầu xây dựng lại quan hệ trên một cơ sở vững chắc hơn!

Xin chào Việt Nam, tên tôi là ... Châu Phi
Việt Nam cần tự thoát thế kẹt ở Biển Đông

Tìm ra một giải pháp tránh chiến tranh ở Biển Đông là không dễ dàng. Trung Quốc muốn thâu tóm Biển Đông để vươn ra thế giới, trở lại thời hoàng kim là “trung tâm của thiên hạ”. Mỹ không muốn điều này xảy ra nhưng không thể tự mình “bảo vệ” Biển Đông nếu các nước có tranh chấp như Việt Nam không phải là đồng minh. Như vậy, nếu Việt Nam nghiêng về Trung Quốc thì việc mất Biển Đông và lệ thuộc vào họ là điều nhãn tiền. Còn Việt Nam nghiêng về phía Mỹ thì tự biến mình thành tuyến đầu chống Trung Quốc, đẩy dân tộc vào nguy cơ xung đột nhiều rủi ro.

Việt Nam cần tự thoát thế kẹt ở Biển Đông
Sự thống trị của Mỹ tốt hơn sự hòa hợp đa cực?

Nhiều người mặc nhiên thừa nhận thế giới như nó vốn có hiện nay mà không hề tự hỏi rằng mọi chuyện sẽ khác như thế nào nếu không có nước Mỹ đứng đầu. Họ cho rằng dân chủ và thị trường tự do luôn tồn tại mà không cần đến sự thống trị của nước Mỹ. Lịch sử cho thấy rằng trật tự của các nước trên thế giới luôn thay đổi. Vị thế của một nước lên hay xuống sẽ kéo theo những thể chế, niềm tin, quy tắc và hệ thống kinh tế đi kèm với nó.

Sự thống trị của Mỹ tốt hơn sự hòa hợp đa cực?
ASEAN và các nước trung cường trên bàn cờ Mỹ - Trung

Đòi hỏi của Trung Quốc về lãnh hải và lãnh thổ trong những năm vừa qua đã thực sự đánh động châu Á và thế giới. Mỹ quan tâm đặc biệt đến tình hình không chỉ vì an ninh hàng hải mà rộng hơn đó là sự tồn vong của những khuôn khổ luật pháp quốc tế đã được xây dựng và thực hành từ sau thế chiến thứ Hai. Nếu Trung Quốc tự ý đưa ra cách giải quyết riêng của mình, phủ nhận luật pháp quốc tế như Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 sẽ tạo tiền lệ nguy hại cho trật tự và an ninh thế giới. Điều này chắc chắn không có lợi cho Mỹ và đồng minh.

ASEAN và các nước trung cường trên bàn cờ Mỹ - Trung
ASEAN có thể giúp Việt Nam giữ Biển Đông?

Hiện tượng cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao 10 nước ASEAN ở Phnom Pênh không ra được thông cáo chung không chỉ đơn giản vì bất đồng giữa các nước ASEAN về vấn đề biển Đông mà sâu xa hơn đó là sự bất đồng về vai trò của Trung Quốc và Mỹ trong việc lãnh đạo châu Á. Đây là một bài học cần thiết cho ASEAN vì việc thông cáo chung không thể ra đời đã làm hiện lên lờ mờ một khoảng trống quyền lực ở Đông Nam Á và những bất ổn an ninh kèm theo nó. ASEAN khi đứng bên bờ của sự bất hòa mới thấy được tầm quan trọng của an ninh khu vực. Mỗi thành viên đều hiểu rằng nếu ASEAN không tồn tại, hoặc mình sẽ phải đi theo Trung Quốc, hoặc mình sẽ phải về phe với Mỹ. Chính trị thực dụng sẽ trở thành thực tế vì các nước nhỏ bắt buộc phải “lên thuyền” cùng một nước lớn nào đó nhằm tự bảo vệ mình. Và tất nhiên, ASEAN không muốn điều đó xảy ra.

ASEAN có thể giúp Việt Nam giữ Biển Đông?
Tổng thư ký ASEAN và đối thoại với xã hội dân sự

Ngày 7 tháng 1 năm 2013 thứ trưởng ngoại giao Lê Lương Minh sẽ chính thức tiếp nhận vai trò Tổng thư ký ASEAN trong một buổi lễ chính thức tại trụ sở của ASEAN ở Jakarta. Đây là một thời điểm phức tạp, nhiều thách thức vì ASEAN đang phải đối mặt với những vấn đề an ninh, chính trị và kinh tế to lớn. Vấn đề Biển Đông đã đặt ASEAN trước một bước ngoặt lịch sử hoặc vượt qua sự khác biệt về lợi ích để trở thành một khối đoàn kết và vững mạnh hơn, hoặc chia rẽ và bị ngoài nề hóa dưới sự chi phối của các cường quốc như Mỹ và Trung Quốc. Năm 2012, cũng là năm ASEAN nhận ra nhiều hạn chế trong quá trình ra quyết định của mình khi nước chủ tịch có quá nhiều quyền và Tổng thư ký ASEAN có quá ít quyền.

Tổng thư ký ASEAN và đối thoại với xã hội dân sự
Vai trò của xã hội dân sự trong xây dựng cộng đồng ASEAN

Với việc thông qua Hiến chương ngày 15 tháng 12 năm 2008 ASEAN đã chính thức thành một khối có tư cách pháp lý. Cốt lõi của Hiến chương là biến ASEAN thành một cộng đồng phát triển bền vững nơi mà các nguyên tắc dân chủ, pháp quyền, bảo vệ quyền con người và tự do cá nhân được coi trọng. Hiến chương ASEAN nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của người dân, điều này là đúng vì không có một cộng đồng nào được xây dựng dựa trên ý chí của các nhà lãnh đạo mà không có sự đồng thuận của nhân dân.

Vai trò của xã hội dân sự trong xây dựng cộng đồng ASEAN
Ngày Nhân quyền 2012 – Thông tin chung

Quyền của mọi công dân tham gia tiến hành các công việc công, quyền bầu cử và quyền ứng cử, quyền bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ công đều đã được nêu ra trong Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu và được đảm bảo về pháp lý trong điều 25 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị.

Ngày Nhân quyền 2012 – Thông tin chung