Không chốn dung thân cho người hướng nội?

“Bạn này ít nói nhỉ?” Đã có ai từng hỏi bạn như thế trong một cuộc gặp gỡ chưa? Tôi thì đã được hỏi nhiều lần, trong các dịp networking (tạo dựng mối quan hệ), các chuyến thực địa, hay trong một bữa tiệc mà tôi không thân với ai trong số những người đến dự cả. Khi nghe câu hỏi ấy, tôi cảm thấy rất ngại và thường cố cười trừ cho qua, khi rời khỏi cuộc gặp, tôi luôn cảm thấy có lỗi, nhiều câu hỏi cứ quẩn quanh trong tâm trí tôi “Có vấn đề gì với mình vậy? Tại sao mình không thể nói nhiều hơn, quảng giao hơn như những người khác? Tại sao mình lại kém cỏi như vậy?” Sau một hồi cố tìm câu trả lời, tự dưng tôi lại thấy có phần ấm ức “Nhưng ít nói thì sao? Có gì sai với việc ít nói? Tại sao người khác lại cứ phải bình luận về việc tôi ít nói?”

Không chốn dung thân cho người hướng nội?
Các kỹ thuật tăng sự sáng tạo trong đàm phán

Chúng ta luôn mong muốn có được một giải pháp sáng tạo trong các cuộc đàm phán, câu hỏi là làm sao đạt được điều đó? Daniel Kahneman giải thích trong cuốn sách “Tư duy nhanh và chậm”, khi con người quá cảnh giác, phòng thủ và tư duy logic thì chúng ta sẽ cứng nhắc, không sáng tạo bằng lúc sử dụng trực giác và cảm xúc. Nói cách khác, khi chúng ta mải mê bày trận, mài giũa lý lẽ, và cân nhắc các con số thì chúng ta không thể cởi mở với các ý tưởng mới lạ được. Dưới đây là ba kỹ năng tăng tính sáng tạo cho giải pháp trong các cuộc đàm phán.

Các kỹ thuật tăng sự sáng tạo trong đàm phán
Vài mẹo khi đàm phán với những người khó chịu

Chúng ta đôi khi phải đàm phán với những người khó chịu. Họ có thể ương bướng, kiêu ngạo, thù địch, tham lam, hoặc gian dối. Thậm chí những người bình thường đôi khi cũng trở thành đối nghịch: một đứa trẻ vị thành niên có thể rất đáng yêu lúc này nhưng lại xúc phạm bạn lúc khác. Sếp bạn có thể rất hợp tác và thấu hiểu nhưng đôi khi lại đưa ra những đòi hỏi vô lý vào chiều thứ Sáu.

Vài mẹo khi đàm phán với những người khó chịu
Khác biệt tạo ra xung đột, tôn trọng giúp giải quyết nó***

Các Giám đốc hành xử trong giải quyết mâu thuẫn theo hai hướng khác nhau: một là ông đi đường ông, tôi đi đường tôi; hai là tìm mọi cách để đạt được thỏa hiệp, làm sao để mỗi bên chỉ phải hy sinh quyền lợi của mình ít nhất. Cả hai cách này đều không có ích trong đàm phán. Các nhà lãnh đạo khôn khéo tìm kiếm các giá trị chung giữa hai bên trong giải quyết xung đột, giống như khi họ tìm kiếm lợi ích chung trong làm ăn kinh doanh. Chúng tôi xin chia sẻ bốn cách tạo ra giá trị chung khi bạn đang phải giải quyết các xung đột gay gắt.

Khác biệt tạo ra xung đột, tôn trọng giúp giải quyết nó***
8 lý do sống độc thân vui vẻ

Tôi thấy quan niệm phổ biến trong xã hội là nếu bạn độc thân, bạn bất hạnh – và nếu bạn có một mối quan hệ ràng buộc, bạn lập tức trong tình trạng hạnh phúc. Thực tế có rất nhiều người sống đủ đầy khi độc thân và cũng có rất nhiều người sống bất hạnh trong hôn nhân, quan niệm này rõ ràng không phải là sự thật. 

8 lý do sống độc thân vui vẻ
Tại sao iSEE thay viện trưởng?

Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế xã hội, và môi trường (iSEE) vừa đăng quảng cáo tuyển Viện trưởng mới, thay ông Lê Quang Bình, thành viên sáng lập và là viện trưởng iSEE trong tám năm qua. Diễn Ngôn có bài phỏng vấn ông Lê Quang Bình xoay quanh những thắc mắc và câu hỏi về nguyên nhân của sự chuyển giao lãnh đạo ở iSEE.

Tại sao iSEE thay viện trưởng?
Người Việt vội vã nhưng tiến chậm

Hà Nội tắc nghẽn, một phần do cơ sở hạ tầng yếu kém, một phần do tính “vội vã” của người dân. Nếu ai đã từng tham gia giao thông ở Hà Nội sẽ thấy, khi đường bắt đầu dồn ứ ở một làn, mọi người lập tức lao sang làn bên kia, cho dù ai cũng biết sang làn bên kia là phải “đối đầu” với các xe trái chiều. Tuy nhiên, chúng ta không đợi được, không chờ được vì trước mặt chúng ta là một khoảng trống. Quán tính giục chúng ta lao lên, tưởng nhanh được một chút, nhưng hậu quả là “đối đầu”, “bịt nút chai”, và tất cả vừa hít khói bụi vừa nhìn nhau nhăn nhó.

Người Việt vội vã nhưng tiến chậm
Giã từ sự làng nhàng

Do yêu cầu của công việc, chúng tôi thường xuyên xê dịch giữa các vùng miền, đặc biệt là các vùng sơn cao. Mỗi chuyến đi có một vẻ đẹp riêng, một vai trò riêng trong sự tích lũy vốn liếng trải nghiệm của người trong cuộc. Với tôi, điều đáng nhớ nhất từ những chuyến xê dịch là các cuộc thảo luận hào hứng, bất tận giữa anh em trong đoàn. Nếu đã nếm mùi xê dịch, hẳn bạn sẽ đồng tình với tôi rằng, thảo luận là cách tốt nhất để quên đi sự xa ngái của đường trường, để mở mang sự hiểu biết và để tìm lấy những niềm vui bình dị. Lần nọ, trên đường vô Nam, không rõ vì sự đưa đẩy nào, chúng tôi say sưa trao đổi về vị thế của người Việt trong cộng đồng thế giới. Khi câu chuyện đang vào hồi cao trào, một nhân vật kì cựu trong đoàn đưa ra lời bình luận: “Chung qui lại, xã hội mình là một xã hội làng nhàng, các anh ạ”. Cuộc thảo luận kết thúc không lâu sau đó nhưng hai tiếng “làng nhàng” thì hãy còn ám ảnh tôi lâu dài. Quả thật, nhờ khả năng biểu cảm cao độ, từ láy làng nhàng đã lột tả thật tài tình thần thái của đối tượng được nói đến. Nó là một chỉ dẫn vừa thú vị vừa độc đáo trong việc tìm hiểu đặc điểm của xã hội Việt Nam hiện nay.

Giã từ sự làng nhàng
Khi miếng ăn lên ngôi

Làng tôi người đông, đất chật, cách biệt trung tâm. Đất khó nuôi người nên muốn đổi đời, người phải tha phương lập nghiệp. Nhưng đến cuối năm, đã thành lệ, thế nào người cũng hồi hương ăn Tết. Xa mấy, họ cũng gắng về. Vậy mà năm ngoái, lệ cũ đã có dấu hiệu thay đổi. Tết năm ngoái, làng thưa vắng hẳn. Lứa bạn của tôi, tuy đã hẹn nhau là cuối năm cùng về nhưng rồi mỗi người một ngả. Anh cả tôi, người đang sống ở nước ngoài mà năm nào cũng về, năm ngoái chỉ về ít ngày trước Tết rồi vội đi ngay. Anh bảo: “phải lướt nhanh để ... tránh Tết”. Lạ lùng quá phải không các bạn? Khi tìm nguyên nhân của điều lạ lùng này, tôi mới biết rằng: sự ê hề của tiệc tùng ngày Tết đã khiến nhiều người sợ và không muốn về làng như mọi khi. Bạn đã bao giờ trải qua một tình huống tương tự như thế chưa? Về phần mình, tôi thấy nỗi sợ ấy thật thú vị và thật đáng để chúng ta cùng suy ngẫm - nhất là ở thời điểm mà một mùa xuân mới nữa lại sắp về.

Khi miếng ăn lên ngôi
Cần cẩn trọng khi làm phim về các nhóm thiểu số

Trong bài “Để Hội…tính lại”, tác giả Nguyễn Ngọc Minh chúc Hội lần sau tính lại thấu đáo hơn. Tuy nhiên, tôi nghĩ tốt nhất đạo diễn và ê kíp nên suy nghĩ thêm về cách làm phim về các nhóm thiểu số, yếu thế trong xã hội trước khi quyết định có nên để Hội tính tiếp hay không.

Cần cẩn trọng khi làm phim về các nhóm thiểu số
Để Hội… tính lại

“Để mai tính 2” (“Để Hội tính”) đang gây nhiều tranh cãi và thảo luận trong xã hội xung quanh hình ảnh của người chuyển giới mô tả trong phim. Thậm chí đã xuất hiện kêu gọi tẩy chay bộ phim. Vậy Hội đã tính đúng hay sai ở đâu?

Để Hội… tính lại
Đừng để Hội tính

Hội hoảng hốt vì bị tống vào trại giam cùng với những người đàn ông khác. Vì là người chuyển giới từ nam sang nữ, cô hiểu sự nguy hiểm của thân nữ nhi khi bị giam chung với những người đàn ông giang hồ, tội phạm. Nhưng khi thấy thân hình cường tráng của người đàn ông cùng phòng, bao sợ hãi tan biến vì nhục dục trỗi dậy. Cô xin quản giáo cho ở lại cùng phòng và có hành vi quấy rối người tù nam. Có lẽ, những chi tiết được nhấn mạnh trong trailer của phim “Để Hội Tính” (Để Mai Tính 2) đã tập trung vào ham muốn tình dục của người chuyển giới nữ, thậm chí cả những chi tiết hau háu nhìn người khác đi tiểu.

Đừng để Hội tính
Khi Hoa hồng bị nhét vào Phong bì

Chả biết chính xác tự bao giờ, hoa hồng được coi là biểu tượng của cái đẹp của tình yêu. Chỉ biết rằng từ hàng nghìn năm trước, đi suốt từ đế chế Hy Lạp, La Mã, Ba Tư cho đến một thế giới phẳng ngày nay, mặc cho sự khác biệt về chính trị, chủng tộc, tôn giáo, vị thế của loài hoa này về cơ bản chưa bao giờ bị thay đổi. Thậm chí ở nhiều xã hội, hoa hồng là hình ảnh ẩn dụ cho người con gái đẹp…

Khi Hoa hồng bị nhét vào Phong bì
Đốn cây cổ thụ Việt Nam mất ký ức văn hóa của mình

1. Đầu thu năm ngoái, trên đường vô Nam công tác, chúng tôi có ghé vào một quán nhỏ ven đường. Quán nhỏ vô danh sẽ chẳng có gì đáng nhớ cả, cho đến khi, tôi ngước nhìn lên và thích thú nhận ra rằng, chúng tôi đang ngồi dưới bóng râm của một cây thị cổ. Trong khu vườn yên tĩnh, thị trổ lá vươn cành ôm lấy không gian, chở che cho quán nhỏ. Sau vòm lá biếc, những quả thị lấp ló xuất hiện, một số đã ngả vàng. Sắc vàng là dấu hiệu cho biết, thị đã chín rồi, chỉ còn chờ tay người hái xuống thôi. Chắc không ai nỡ vô tâm trước sắc hương mê hoặc của thị chín. Màu sắc và mùi hương đặc trưng ấy đã đi qua tuổi thơ của bao thế hệ người Việt nông thôn, lắng xuống rồi bừng lên thành cổ tích, ca dao, huyền thoại: “Thị ơi thị, thị rụng bị bà/ Bà để bà ngửi chứ bà không ăn”. Trên quãng đường còn lại, tôi miên man nghĩ về những cây cổ thụ ở quê nhà. Đã bao năm rồi, hình ảnh và số phận của chúng không thôi ám ảnh tôi.

Đốn cây cổ thụ Việt Nam mất ký ức văn hóa của mình
Tình yêu không "lạc giới"

Trước khi bước vào phòng chiếu phim “Lạc giới” (Đạo diễn&Kịch bản Phi Tiến Sơn), tôi gặp một anh bạn nhà báo. Anh bạn kết luận: “Anh chưa xem phim, nhưng tin anh đi, kiểu phim này sẽ không ra gì đâu!...” Một ấn tượng nào đó rất xấu đã bị cài vào đầu của nhiều người đến xem bộ phim này. Có thể vì đạo diễn Phi Tiến Sơn đã từng nhiều lần bị báo giới ném đá tập thể, có thể vì bộ phận truyền thông không biết tạo ấn tượng cho phim, hoặc có thể vì đa phần người xem đều có thái độ miệt thị với phim Việt. Đương nhiên, vì nhiều lý do, phim Việt có những hạt sạn không đáng có, nhưng một cái nhìn cởi mở đôi khi lại có ích hơn sự hà khắc. Phim “Lạc giới”, dù chưa hoàn hảo, nhưng có khả năng sẽ mở ra một hướng đi mới cho điện ảnh đại chúng ở Việt Nam: Sự kết hợp giữa nghệ thuật và giải trí.

Tình yêu không "lạc giới"
Tử tế từ lời cảm ơn và câu xin lỗi

Hồi tháng 7 năm nay, tôi được dịp sang nước Úc để tham dự một hội thảo quốc tế. Đó là lần đầu tiên tôi được đặt chân đến đến một quốc gia có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao. Nhưng điều khiến tôi luôn cảm thấy bất ngờ không phải là những căn nhà chọc trời, những thành phố rộng lớn, mà chính là sự tử tế của người dân bản địa.

Tử tế từ lời cảm ơn và câu xin lỗi
Sống như "người ta" bảo

“Hôm nay đi học có được phiếu bé ngoan không nhỉ?” Thời còn học mẫu giáo, từ thế hệ 8x trở về sau, chắc ai cũng đã từng nghe người ta hỏi câu đó. Tuy chẳng còn nhớ rõ phiếu bé ngoan trông như thế nào, tôi còn nhớ cảm giác hãnh diện mỗi khi có thể trả lời “Có”, cứ hôm nào nhận được phiếu bé ngoan, tôi đều nóng lòng muốn lao về nhà ngay để khoe ông bà, bố mẹ. Bọn nhóc cùng học với tôi cũng vậy, đứa nào được nhận phiếu bé ngoan là lên mặt ra trò, đứa nào không được nhận thì buồn buồn, tôi mà không được nhận thì sẽ xấu hổ lắm. Có hôm cô phát đến tôi thì hết phiếu, cô nói tuần đó tôi rất ngoan và xứng đáng nhận phiếu, nhưng cô phát hết rồi nên mong tôi cho cô nợ. Tôi định chiều theo ý cô, nhưng cứ nghĩ về nhà người ta hỏi tôi “Hôm nay đi học có được phiếu bé ngoan không?” tôi phải trả lời “Không” thì tôi lại nài nỉ cô, xin cô tìm nốt và phát phiếu cho tôi.

Sống như "người ta" bảo
Để Hà Nội là thành phố khoan dung

Giống như nhiều người Hà Nội hoặc yêu Hà Nội khác, tôi thích đọc sách của các nhà văn Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Tô Hoài… và từng hay mơ mộng, nuối tiếc một Hà Nội xưa thanh bình, lịch lãm và dường như không bị ảnh hưởng bởi “dân ngoại tỉnh”.

Để Hà Nội là thành phố khoan dung
Xấu hổ để tử tế

Trong biết bao nhiêu bộn bề của cuộc sống đương đại, đối mặt với thực tế là nhiều giá trị nhân văn bị đang bị đe dọa, nhiều người muốn góp phần vào tạo ra thay đổi, làm cho xã hội tử tế hơn. Đã có một vài ý kiến đặt ra rằng cần phải hiểu thế nào là tử tế và để sống tử tế người ta cần phải bắt đầu từ đâu hay làm thế nào để nhận diện, đo lường được mức độ tử tế trong xã hội? Đây là những câu hỏi quan trọng, cần phải làm rõ về mặt khái niệm, dù rằng khó có thể đưa ra một câu trả lời trọn vẹn, khuôn mẫu bởi tính phức hợp, đa nghĩa, nhiều chiều kích của vấn đề. Chính vì thế, mỗi cá nhân có thể tự tìm ra cho mình câu trả lời phù hợp, những gì bàn luận dưới đây chỉ nên coi là một cách nhìn.

Xấu hổ để tử tế
Tiếng vỗ tay và thông điệp văn hóa

Nếu để ý, người ta có thể thấy ở khá nhiều chương trình trên truyền hình một thực tế là không ít lần, người dẫn chương trình cứ phải lặp đi lặp lại câu nói “xin quý vị một tràng vỗ tay…” hay “một tràng vỗ tay nồng nhiệt của quý vị sẽ…” trước hay sau một tiết mục biểu diễn, một bài phát biểu hay một giải thưởng được trao nào đó. Thông điệp này có lẽ nhằm giúp cho không khí sôi nổi, tạo cảm hứng cho người biểu diễn hay gây ấn tượng với khán giả xem truyền hình. Cảm giác khó tả cứ xâm chiếm trong tôi mỗi lần chứng kiến một MC nào đó nhễ nhãi mồ hôi hô hào, khẩn thiết “xin” khán giả một tràng vỗ tay, mà tiếng vang lên thì thưa thớt, đứt đoạn rồi nhanh chóng chìm hẳn trước sự thất vọng, bất lực đến tội nghiệp của người dẫn chương trình.

Tiếng vỗ tay và thông điệp văn hóa