Thiện nguyện (philanthropy) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “tình yêu con người/nhân loại - love of people/humanity”. Như vậy, gốc rễ của từ philanthropy làm cho chúng ta nghĩ đến mục đích của các tổ chức thiện nguyện và hành vi thiện nguyện là thể hiện tình yêu con người thông qua các hành động tốt. Còn philanthropist (người làm thiện nguyện) là những người có tình yêu con người và sẵn sàng giúp đỡ người khác, đặc biệt những người gặp hoạn nạn và kém may mắn. Chạy vì người mình yêu để kêu gọi giảm chi phí y tế do người bệnh phải trả về Zero do Oxfam và ECUE tổ chức
Khi còn nhỏ tôi sống cạnh khu ký túc xá của một trường đại học, cứ đến tầm chiều loa trường lại bật một bài hát mà cho tới giờ vẫn hằn sâu trong ký ức của tôi: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay.” Tôi nhớ từng hỏi mẹ tại sao ngày nào người ta cũng bật bài hát đó, Tổ quốc là gì, tại sao tôi phải làm gì cho Tổ quốc. Giống như nhiều bà mẹ muốn thoát khỏi đứa con phiền nhiễu, mẹ tôi chỉ trả lời qua loa: “À người ta tuyên truyền cho sinh viên ấy mà con.” Ngẫm lại tôi thấy rằng nhiều người cũng coi những bài hát như thế là hình thức tuyên truyền và lời bài hát là một dạng sáo ngữ không có nhiều ý nghĩa.
Hơi nóng trong xã hội về thực phẩm độc hại đã được truyền vào nghị trường trong phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát trước Quốc hội hôm 17 tháng 11 năm 2015. Vấn đề nóng vì chỉ riêng năm 2014 đã có đến 150.000-200.000 người mắc bệnh ung thư, 82.000 người chết vì bệnh ung thư, trong đó 75- 95% số trường hợp mắc do yếu tố môi trường và an toàn thực phẩm. Đây quả là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở Việt Nam, gấp 9 lần so với số người chết do tai nạn giao thông cùng năm 2014.
Trong thời gian qua, xã hội Việt Nam thay đổi rất nhiều, đặc biệt trong việc chấp nhận khác biệt và tôn trọng các nhóm yếu thế. Tuy nhiên, điều này không phải xảy ra ở tất cả các nhóm, ví dụ như người sống với HIV vẫn đang chịu kỳ thị nặng nề. Quả thực, rất hiếm người trong số họ dám công khai danh tính của mình vì xã hội đang còn sợ hãi với HIV. Đối với nhiều người nghĩ đến HIV là nghĩ đến con virut nguy hiểm, chứ không phải là những con người bình thường trong gia đình, cộng đồng và xã hội.
“Bạn này ít nói nhỉ?” Đã có ai từng hỏi bạn như thế trong một cuộc gặp gỡ chưa? Tôi thì đã được hỏi nhiều lần, trong các dịp networking (tạo dựng mối quan hệ), các chuyến thực địa, hay trong một bữa tiệc mà tôi không thân với ai trong số những người đến dự cả. Khi nghe câu hỏi ấy, tôi cảm thấy rất ngại và thường cố cười trừ cho qua, khi rời khỏi cuộc gặp, tôi luôn cảm thấy có lỗi, nhiều câu hỏi cứ quẩn quanh trong tâm trí tôi “Có vấn đề gì với mình vậy? Tại sao mình không thể nói nhiều hơn, quảng giao hơn như những người khác? Tại sao mình lại kém cỏi như vậy?” Sau một hồi cố tìm câu trả lời, tự dưng tôi lại thấy có phần ấm ức “Nhưng ít nói thì sao? Có gì sai với việc ít nói? Tại sao người khác lại cứ phải bình luận về việc tôi ít nói?”
Trong những năm vừa qua, chúng ta chứng kiến sự nở rộ của các tổ chức phi lợi nhuận cũng như sự phát triển của doanh nghiệp xã hội. Chúng ta cũng thấy một sự dịch chuyển trong văn hóa của thế giới kinh doanh, từ cách làm ăn gây hại cho môi trường sang văn hóa doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội hơn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang chứng kiến chiến tranh, đói nghèo, bạo lực, bất công, và một tốc độ suy thoái môi trường kỷ lục.
Chúng ta luôn mong muốn có được một giải pháp sáng tạo trong các cuộc đàm phán, câu hỏi là làm sao đạt được điều đó? Daniel Kahneman giải thích trong cuốn sách “Tư duy nhanh và chậm”, khi con người quá cảnh giác, phòng thủ và tư duy logic thì chúng ta sẽ cứng nhắc, không sáng tạo bằng lúc sử dụng trực giác và cảm xúc. Nói cách khác, khi chúng ta mải mê bày trận, mài giũa lý lẽ, và cân nhắc các con số thì chúng ta không thể cởi mở với các ý tưởng mới lạ được. Dưới đây là ba kỹ năng tăng tính sáng tạo cho giải pháp trong các cuộc đàm phán.
Chúng ta đôi khi phải đàm phán với những người khó chịu. Họ có thể ương bướng, kiêu ngạo, thù địch, tham lam, hoặc gian dối. Thậm chí những người bình thường đôi khi cũng trở thành đối nghịch: một đứa trẻ vị thành niên có thể rất đáng yêu lúc này nhưng lại xúc phạm bạn lúc khác. Sếp bạn có thể rất hợp tác và thấu hiểu nhưng đôi khi lại đưa ra những đòi hỏi vô lý vào chiều thứ Sáu.
Các Giám đốc hành xử trong giải quyết mâu thuẫn theo hai hướng khác nhau: một là ông đi đường ông, tôi đi đường tôi; hai là tìm mọi cách để đạt được thỏa hiệp, làm sao để mỗi bên chỉ phải hy sinh quyền lợi của mình ít nhất. Cả hai cách này đều không có ích trong đàm phán. Các nhà lãnh đạo khôn khéo tìm kiếm các giá trị chung giữa hai bên trong giải quyết xung đột, giống như khi họ tìm kiếm lợi ích chung trong làm ăn kinh doanh. Chúng tôi xin chia sẻ bốn cách tạo ra giá trị chung khi bạn đang phải giải quyết các xung đột gay gắt.
Chị Bích Tâm là Cố vấn phát triển tổ chức của iSEE từ ngày đầu thành lập, chị cũng là một người hỗ trợ iSEE trong tiến trình thay đổi Viện trưởng. Diễn Ngôn có dịp trao đổi cùng chị Bích Tâm về một số trải nghiệm, cơ hội cũng như thách thức cho iSEE.
Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG) , thành lập 1999, là một mạng lưới mở với sự tham gia của hàng trăm cá nhân và tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. Nhân dịp Dự thảo luật về Hội được đưa lên website của Bộ Nội Vụ (ngày 4/6/2015) để lấy ý kiến nhân dân, PPWG muốn bày tỏ một số ý kiến và thông điệp về quyền tự do hiệp hội và Dự thảo luật này. Các ý kiến này là kết quả của quá trình tham vấn với khoảng 30 đại biểu là các chuyên gia về luật nhân quyền, chuyên gia xã hội dân sự, đại diện của các tổ chức phi chính phủ, và các cá nhân quan tâm từ ngày 6/6 đến ngày 5/7/2015
1. Nghĩa vụ chủ động của nhà nước Quyền tự do hiệp hội yêu cầu Nhà nước có nghĩa vụ chủ động tiến hành các biện pháp để thành lập và duy trì một môi trường thuận lợi. Điều tối quan trọng là các cá nhân thực thi quyền này phải có thể hoạt động một cách tự do không phải sợ là họ sẽ là đối tượng phải chịu bất kỳ đe dọa nào, bất kỳ hành động đe dọa hay bạo lực nào, bao gồm việc xử tử vắn tắt hay sai trái, mất tích cưỡng bức hay không tự nguyện, bắt giữ hay bắt giam tùy tiện, tra tấn hay bị trừng phạt hoặc đối xử tàn bạo, phi nhân đạo hay hạ nhục, bị truyền thông bôi nhọ, bị cấm đi lại hoặc bị khai trừ một cách sai trái, đặc biệt với công đoàn. Một hay nhiều các vi phạm điều này có thể thấy ở, ví dụ, Belarus, Colombia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ai Cập, Israel, Philippines, , Sri Lanka, Cộng hòa A rập Syria và Zimbabwe.
1. Định nghĩa một hội Một “hội” chỉ bất kỳ nhóm nào của các cá nhân hoặc pháp nhân tụ họp cùng nhau để cùng hành động, biểu đạt, thúc đẩy, theo đuổi hay bảo vệ một mối quan tâm chung nào (xem báo cáo của Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký LHQ về người bảo vệ nhân quyền, A/59/401, đoạn 46).
1. Nghĩa vụ chủ động Báo cáo viên đặc biệt nhấn mạnh rằng Nhà nước có nghĩa vụ chủ động để tích cực bảo vệ các hội họp ôn hòa. Nghĩa vụ này bao gồm việc bảo vệ những người tham gia hội họp ôn hòa khỏi các cá nhân hay các nhóm cá nhân khác, bao gồm những người khiêu khích và những người biểu tình chống, nhằm gây gián đoạn hoặc phân tán hội họp của họ. Những cá nhân này bao gồm cả những người thuộc các cơ quan nhà nước hoặc làm việc thay mặt các cơ quan nhà nước. Người tổ chức và hướng dẫn các hội họp không cần có nghĩa vụ này.
Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về quyền tự do hội họp và hiệp hội Maina Kiai trình lên Hội đồng Nhân quyền nêu bật những điểm được coi là “thực hành tốt, bao gồm các mô hình và kinh nghiệm ở các nước, thúc đẩy và bảo vệ các quyền tự do hội họp ôn hòa và hiệp hội”. Nhân dịp Việt Nam đang xây dựng Luật biểu tình và Luật về hội, Diễn Ngôn xin trích giới thiệu báo cáo này trong một series bài liên quan. Chúng tôi hy vọng đây là những thông tin bổ ích cho chính phủ, những người quan tâm đến hai quyền này sử dụng trong công việc của mình.
Hôn nhân cùng giới có dẫn tới hôn nhân cận huyết, đa hôn? Không phải từ mới đây mới có ý kiến phản ứng lại việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới bằng lý lẽ hôn nhân cùng giới sẽ dẫn tới hôn nhân nhiều vợ nhiều chồng, cận huyết, kết hôn với trẻ em, đồ vật hay động vật. Từ năm 2012 khi tham gia vận động cho Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, tôi đã trả lời nhiều lần cho câu hỏi về những “viễn cảnh" hệ lụy của hôn nhân cùng giới như vậy. Đây là một câu hỏi khó, sẽ không thể lấy lý lẽ “yêu là yêu” ra để giải thích vì sẽ là "gậy ông đập lưng ông." Nhưng nó cũng là một câu hỏi pháp lý đầy thú vị.
Khi tòa án tối cao Hoa Kỳ ra phán quyết hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, vai trò của bang California trong tiến trình này được nêu bật. Từ những đám cưới đầu tiên ở Tòa thị chính thành phố San Francisco đến vụ kiện được xem rộng rãi ở Tòa án bang, California đã giúp nâng cao nhận thức của người dân Hoa Kỳ về những định kiến và kỳ thị mà các cặp đôi đồng tính cũng như gia đình họ đang phải gánh chịu, gồm cả những lý do tại sao hôn nhân lại cần thiết cho họ.
Tôi thấy quan niệm phổ biến trong xã hội là nếu bạn độc thân, bạn bất hạnh – và nếu bạn có một mối quan hệ ràng buộc, bạn lập tức trong tình trạng hạnh phúc. Thực tế có rất nhiều người sống đủ đầy khi độc thân và cũng có rất nhiều người sống bất hạnh trong hôn nhân, quan niệm này rõ ràng không phải là sự thật.
Lịch sử lập pháp Trong tiến trình vận động cách mạng trước năm 1945, quyền lập hội, hội họp luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương) đề cao như một mục tiêu tranh đấu quan trọng. Ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước dân chủ cộng hòa, “quyền tự do tổ chức và hội họp” đã được ghi nhận trang trọng, bên cạnh 4 quyền khác (Điều 10, Hiến pháp 1946). Các bản Hiến pháp tiếp theo (1959, 1980, 1992 và 2013) cũng đều ghi nhận, bảo vệ quyền lập hội. Căn cứ vào Hiến pháp 1946, Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội. Trong Hiến pháp 1956 (Điều 15) và Hiến pháp 1967 (Điều 13) của Miền Nam Việt Nam đều ghi nhận quyền tự do lập hội.
Về cơ bản, các nội dung sau đây được pháp luật về hội của các quốc gia quy định: 1) Phạm vi điều chỉnh của luật (các loại hội, tổ chức nào được điều chỉnh); 2) Điều kiện thành lập, gia nhập hội; 3) Cơ quan, thủ tục đăng ký, thành lập hội; 4) Quyền của các hội; 5) Cơ quan giám sát, xử lý vi phạm; 6) Chấm dứt hoạt động của hội.