
Theo khung phân tích về nam tính do Connell (1995) phát triển thì nam tính là một cách để làm đàn ông. Cách làm đàn ông thực chất là những giá trị, chuẩn mực xã hội quy định thái độ và hành vi của nam giới. Các giá trị và chuẩn mực này không tĩnh tại mà luôn thay đổi, tùy theo các đặc thù kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia, khu vực, vùng miền, nhóm người, hay thời đoạn lịch sử. Quan điểm này gợi ý rằng không nên hiểu nam tính như một đặc điểm sinh học, sẵn có từ khi sinh ra, mà nó có tính xã hội. Connell nhấn mạnh rằng “nam tính không đơn thuần là một ý niệm ở trong đầu, hay là một đặc điểm cá nhân riêng lẻ. Nó còn được mở rộng ra thế giới bên ngoài, và hòa lẫn vào các quan hệ xã hội được tổ chức theo những cách nhất định. Để hiểu được nam tính một cách lịch sử, chúng ta phải nghiên cứu những mối quan hệ xã hội này’ (Connell, 1995: 29)
Những mối quan hệ xã hội mà Connell cho rằng cần phải tập trung nghiên cứu đó là quan hệ xã hội liên quan đến việc nuôi dạy trẻ em, việc làm, các quan hệ tình dục, và sự phân công lao động. Sự biến đổi của các mối quan hệ này có liên quan tới sự hình thành, biến đổi của các giá trị, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi của nam giới. Từ đây, ta có thể thấy rõ rằng nói về nam tính thì không thể bỏ qua nữ tính. Trong nhiều trường hợp, nam tính luôn được đặt trong mối liên hệ với nữ tính. Mối liên hệ đó có thể là sự đối lập với nữ tính (ví dụ: nam làm việc ‘nặng’, nữ làm việc ‘nhẹ’), hoặc là sự khác biệt với nữ tính (ví dụ: trẻ em nam nên chơi các trò ‘mạnh mẽ’ như đá bóng, trẻ em nữ nên chơi các trò ‘khéo léo’ như nhảy dây). Tới đây, có thể ai đó sẽ đặt câu hỏi là vậy khái niệm nam tính có khác gì khái niệm giới, bởi vì giới được hiểu là những giá trị, chuẩn mực quy định thái độ, hành vi của nam và nữ? Liệu có cần có thêm một lĩnh vực nghiên cứu về nam tính nữa không khi chúng ta đã có khoa học về giới?
Sự chú trọng đến giới trong vài chục năm vừa qua đã dẫn đến một tình trạng là người ta đã quá tập trung vào sự đối lập giữa nam tính và nữ tính, cũng như là những hậu quả mà phụ nữ phải chịu đựng do sự đối lập này gây ra. Khung phân tích về nam tính do Connell phát triển lái sự chú ý của chúng ta đến một thực tế khác. Thứ nhất, nam giới không nhất thiết là người gây họa cho phụ nữ và nam giới cũng có thể là nạn nhân của những giá trị, chuẩn mực quy định hành vi của nam và nữ mà xã hội tạo ra. Thứ hai, các nền văn hóa, các nhóm xã hội khác nhau có nhiều cách làm đàn ông khác nhau. Thế nhưng luôn có một hay vài cách làm đàn ông được cổ vũ và ủng hộ bởi những lực lượng xã hội chiếm ưu thế. Cách làm đàn ông được ủng hộ đó tạo nên một áp lực vô hình lên những cách làm đàn ông khác khiến những người thực hành chúng phải tuân phục, hoặc tìm cách thỏa hiệp, hoặc phải đấu tranh để thoát khỏi áp lực đó.
Connell nhấn mạnh rằng ‘Việc nhận ra sự đa dạng của các cách làm đàn ông là chưa đủ. Chúng ta còn phải nhận ra các mối quan hệ giữa những cách làm đàn ông này: đó là những mối quan hệ có tính liên minh, hoặc thống trị, hoặc là phụ thuộc. Các mối quan hệ này được tạo nên thông qua những họat động mà có thể loại bỏ hay chấp thuận, đe dọa, hay bóc lột, vân vân…Những ai từ chối kiểu làm đàn ông được [nhóm chiếm ưu thế] ủng hộ thì sẽ phải đấu tranh chống lại, hoặc là thỏa hiệp để được yên với nó’ (Connell, 1995: 37)
Đến đây, có lẽ là bạn đọc sẽ thấy hữu ích khi đọc những nhận xét của Scott và Trương Thị Kim Chuyên về những nghiên cứu về giới ở Việt Nam đăng trên các tạp chí trong nước. Theo họ, đặc điểm chung của những nghiên cứu này là ‘tập trung chủ yếu vào phụ nữ, và đàn ông hiếm khi là đề tài của nghiên cứu’ (2007: 246). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do sự thiếu kinh phí dành cho nghiên cứu, việc các nhà nghiên cứu bị chi phối bởi định hướng của các nhà tài trợ vốn thường tập trung vào việc tăng quyền cho phụ nữ. Hơn nữa, phân tích giới của các nhà nghiên cứu trong nước thường sa vào các tranh luận mang tính đạo đức, phản ánh lý tưởng xã hội chủ nghĩa, chứ chưa áp dụng hay bàn luận nhiều đến những phương pháp, lý thuyết về giới như chúng ta biết trong môi trường khoa học quốc tế.
Liệu những hạn chế này đã được cải thiện ra sao trong các công trình nghiên cứu về giới và nam tính ở Việt Nam được xuất bản ở nước ngoài? Liệu chúng đã vượt qua được cái mà Scott gọi là dạng nghiên cứu ‘chỉ tập trung vào phụ nữ’ (women-only approach)? Có thể nhận thấy rằng, ngay cả ở những công trình dạng này, nam tính ở Việt Nam cũng được mô tả một cách rất hạn chế. Đàn ông người Kinh được nhắc tới nhiều nhất và thường được mô tả như thể là họ chia sẻ một cách làm đàn ông giống nhau, theo sự chỉ dẫn đạo đức của Khổng giáo. Hình ảnh nổi bật của họ là bạo lực, không chung thủy, và có nguy cơ bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Có một vài nghiên cứu về đồng tính nam ở Việt Nam và hình ảnh của những người đồng tính nam này được gắn với bệnh dịch HIV/AIDS. Những đặc điểm trên khiến người ta phải nghĩ rằng các nghiên cứu này đã bị chi phối bởi cách tiếp cận y tế công cộng, thay vì cách tiếp cận nhân văn. Tức là, thay vì tìm ra sự đa dạng của nam tính và nữ tính để tôn trọng và bảo vệ quyền bình đẳng cho những nhóm người yếu thế, thì người ta lại tập trung vào một số nhóm ‘có nguy cơ’ để nhằm kiểm soát họ tốt hơn. Như vậy, đàn ông đang trở thành nạn nhân của định kiện trong các nghiên cứu về giới!
Những mối quan hệ xã hội mà Connell cho rằng cần phải tập trung nghiên cứu đó là quan hệ xã hội liên quan đến việc nuôi dạy trẻ em, việc làm, các quan hệ tình dục, và sự phân công lao động. Sự biến đổi của các mối quan hệ này có liên quan tới sự hình thành, biến đổi của các giá trị, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi của nam giới. Từ đây, ta có thể thấy rõ rằng nói về nam tính thì không thể bỏ qua nữ tính. Trong nhiều trường hợp, nam tính luôn được đặt trong mối liên hệ với nữ tính. Mối liên hệ đó có thể là sự đối lập với nữ tính (ví dụ: nam làm việc ‘nặng’, nữ làm việc ‘nhẹ’), hoặc là sự khác biệt với nữ tính (ví dụ: trẻ em nam nên chơi các trò ‘mạnh mẽ’ như đá bóng, trẻ em nữ nên chơi các trò ‘khéo léo’ như nhảy dây). Tới đây, có thể ai đó sẽ đặt câu hỏi là vậy khái niệm nam tính có khác gì khái niệm giới, bởi vì giới được hiểu là những giá trị, chuẩn mực quy định thái độ, hành vi của nam và nữ? Liệu có cần có thêm một lĩnh vực nghiên cứu về nam tính nữa không khi chúng ta đã có khoa học về giới?
Sự chú trọng đến giới trong vài chục năm vừa qua đã dẫn đến một tình trạng là người ta đã quá tập trung vào sự đối lập giữa nam tính và nữ tính, cũng như là những hậu quả mà phụ nữ phải chịu đựng do sự đối lập này gây ra. Khung phân tích về nam tính do Connell phát triển lái sự chú ý của chúng ta đến một thực tế khác. Thứ nhất, nam giới không nhất thiết là người gây họa cho phụ nữ và nam giới cũng có thể là nạn nhân của những giá trị, chuẩn mực quy định hành vi của nam và nữ mà xã hội tạo ra. Thứ hai, các nền văn hóa, các nhóm xã hội khác nhau có nhiều cách làm đàn ông khác nhau. Thế nhưng luôn có một hay vài cách làm đàn ông được cổ vũ và ủng hộ bởi những lực lượng xã hội chiếm ưu thế. Cách làm đàn ông được ủng hộ đó tạo nên một áp lực vô hình lên những cách làm đàn ông khác khiến những người thực hành chúng phải tuân phục, hoặc tìm cách thỏa hiệp, hoặc phải đấu tranh để thoát khỏi áp lực đó.
Connell nhấn mạnh rằng ‘Việc nhận ra sự đa dạng của các cách làm đàn ông là chưa đủ. Chúng ta còn phải nhận ra các mối quan hệ giữa những cách làm đàn ông này: đó là những mối quan hệ có tính liên minh, hoặc thống trị, hoặc là phụ thuộc. Các mối quan hệ này được tạo nên thông qua những họat động mà có thể loại bỏ hay chấp thuận, đe dọa, hay bóc lột, vân vân…Những ai từ chối kiểu làm đàn ông được [nhóm chiếm ưu thế] ủng hộ thì sẽ phải đấu tranh chống lại, hoặc là thỏa hiệp để được yên với nó’ (Connell, 1995: 37)
Đến đây, có lẽ là bạn đọc sẽ thấy hữu ích khi đọc những nhận xét của Scott và Trương Thị Kim Chuyên về những nghiên cứu về giới ở Việt Nam đăng trên các tạp chí trong nước. Theo họ, đặc điểm chung của những nghiên cứu này là ‘tập trung chủ yếu vào phụ nữ, và đàn ông hiếm khi là đề tài của nghiên cứu’ (2007: 246). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do sự thiếu kinh phí dành cho nghiên cứu, việc các nhà nghiên cứu bị chi phối bởi định hướng của các nhà tài trợ vốn thường tập trung vào việc tăng quyền cho phụ nữ. Hơn nữa, phân tích giới của các nhà nghiên cứu trong nước thường sa vào các tranh luận mang tính đạo đức, phản ánh lý tưởng xã hội chủ nghĩa, chứ chưa áp dụng hay bàn luận nhiều đến những phương pháp, lý thuyết về giới như chúng ta biết trong môi trường khoa học quốc tế.
Liệu những hạn chế này đã được cải thiện ra sao trong các công trình nghiên cứu về giới và nam tính ở Việt Nam được xuất bản ở nước ngoài? Liệu chúng đã vượt qua được cái mà Scott gọi là dạng nghiên cứu ‘chỉ tập trung vào phụ nữ’ (women-only approach)? Có thể nhận thấy rằng, ngay cả ở những công trình dạng này, nam tính ở Việt Nam cũng được mô tả một cách rất hạn chế. Đàn ông người Kinh được nhắc tới nhiều nhất và thường được mô tả như thể là họ chia sẻ một cách làm đàn ông giống nhau, theo sự chỉ dẫn đạo đức của Khổng giáo. Hình ảnh nổi bật của họ là bạo lực, không chung thủy, và có nguy cơ bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Có một vài nghiên cứu về đồng tính nam ở Việt Nam và hình ảnh của những người đồng tính nam này được gắn với bệnh dịch HIV/AIDS. Những đặc điểm trên khiến người ta phải nghĩ rằng các nghiên cứu này đã bị chi phối bởi cách tiếp cận y tế công cộng, thay vì cách tiếp cận nhân văn. Tức là, thay vì tìm ra sự đa dạng của nam tính và nữ tính để tôn trọng và bảo vệ quyền bình đẳng cho những nhóm người yếu thế, thì người ta lại tập trung vào một số nhóm ‘có nguy cơ’ để nhằm kiểm soát họ tốt hơn. Như vậy, đàn ông đang trở thành nạn nhân của định kiện trong các nghiên cứu về giới!