1. Định nghĩa một hội

Một “hội” chỉ bất kỳ nhóm nào của các cá nhân hoặc pháp nhân tụ họp cùng nhau để cùng hành động, biểu đạt, thúc đẩy, theo đuổi hay bảo vệ một mối quan tâm chung nào (xem báo cáo của Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký LHQ về người bảo vệ nhân quyền, A/59/401, đoạn 46).



Ảnh: Thanh niên tình nguyện Việt Nam (nguồn: internet)
Ảnh: Thanh niên tình nguyện Việt Nam (nguồn: internet)


Từ “hội” bao gồm, trong đó, các tổ chức xã hội dân sự, câu lạc bộ, hợp tác, Tổ chức phi chính phủ, các hội mang tính tôn giáo, đảng phái chính trị, công đoàn, các quỹ hoặc thậm chí cả các hội trực tuyến khi Internet đang ngày càng phổ biến, ví dụ, trong việc “hỗ trợ những công dân tích cực tham gia vào việc xây dựng xã hội dân chủ” (A/HRC/17/27, đoạn 2). Báo cáo viên đặc biệt nhấn mạnh nhiều hình thức hội khác nhau, hầu hết đều được quy định trong nhiều loại văn bản pháp luật khác nhau. Từ ngày nhận trách nhiệm, báo cáo viên đặc biệt nhận được hầu như là các thông tin về các cáo buộc ảnh hưởng đến công việc của xã hội dân sự, và do dung lượng hạn chế của báo cáo, phần này sẽ chỉ tập trung vào những loại hội trên đây, nhưng cũng sẽ đề cập đến các loại hội khác khi phù hợp. Điều này sẽ không hạn chế báo cáo viên đặc biệt khỏi việc tập trung vào những loại hình thức hội khác trong các báo cáo trong tương lai.

2. Quyền lập và gia nhập hội

Báo cáo viên đặc biệt nhấn mạnh rằng quyền thành lập và gia nhập một hội là một phần không thể tách rời của quyền tự do hiệp hội. Quyền này bao gồm quyền thành lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ các lợi ích và mối quan tâm của một người, như quy định ở Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

Luật nhân quyền quốc tế quy định rằng mỗi người đều có quyền tự do hiệp hội. Theo đó, một văn bản pháp luật không đặt ra một giới hạn nào với các cá nhân, bao gồm trẻ em (ví dụ, theo cơ quan nhân quyền quốc gia của Bờ Biển Ngà) hay người có quốc tịch nước ngoài (Ví dụ ở Burkina Faso và Hoa Kỳ) là tuân thủ với các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, theo luật nhân quyền quốc tế, thành viên của lực lượng vũ trang và cảnh sát có thể bị giới hạn quyền của mình một cách hợp pháp. Bất kỳ giới hạn nào cũng phải tuân thủ với các nghĩa vụ nhân quyền của nhà nước, trong đó giới hạn một cách chung chung không được coi là hợp pháp. Báo cáo viên đặc biệt coi thực hành tốt là như trong luật của Armenia và Estonia, trong đó quy định tối đa là hai người đã có thể thành lập một hội. Con số cao hơn có thể được yêu cầu để thành lập một công đoàn hay đảng chính trị, nhưng con số này không được ở mức độ sẽ không khuyến khích người dân tham gia vào việc hiệp hội.

Một yếu tố quan trọng của quyền tự do hiệp hội là không ai phải bị tách ra khỏi một hội (ví dụ ở Chile, Guatemala, Bồ Đào Nha và Cộng hòa Moldova). Tương tự, các hội phải có thể tự do lựa chọn thành viên, và tự do lựa chọn có thể mở với bất kỳ hội viên nào. Điểm này là đặc biệt đáng chú ý với các công đoàn hay đảng chính trị vì việc can thiệp trực tiếp vào tư cách hội viên có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của hội.

Báo cáo viên đặc biệt nhấn mạnh rằng quyền tự do hiệp hội bảo vệ một cách bình đẳng các hội không đăng ký (như ở Canada, Cộng hòa Moldova, Slovenia và Hoa Kỳ). Các cá nhân tham gia vào các hội không đăng ký cần phải được tự do để tiến hành bất kỳ hoạt động nào, bao gồm quyền tổ chức và tham gia vào các hội họp ôn hòa, và không phải là đối tượng chịu các hình phạt hình sự như tình hình ở các nước Algeria, Belarus, Campuchia hay Cộng hòa A rập Syria mà báo cáo viên đặc biệt lấy làm tiếc. Điểm này đặc biệt quan trọng khi thủ tục thành lập một hội rất rắc rối và bị kiểm soát hành chính chặt chẽ, hoặc việc hình sự hóa có thể được sử dụng như một biện pháp để chế ngự những bất đồng quan điểm hoặc niềm tin.

Tòa án Nhân quyền Châu Âu đã tuyên bố rõ ràng rằng “việc công dân phải thành lập được một pháp nhân để hoạt động cùng nhau trong một lĩnh vực có cùng mối quan tâm là một yếu tố quan trọng nhất của quyền tự do hiệp hội, không có yếu tố ấy, quyền này sẽ bị tước đi ý nghĩa của nó”. Thủ tục thành lập một hội như một pháp nhân ở từng nước là khác nhau, nhưng nhất thiết là các công chức chính phủ phải hành động bằng thiện chí, một cách kịp thời và không có sự phân biệt. Báo cáo viên đặc biệt coi thực tốt là những thủ tục đơn giản, không phiền hà và thậm chí miễn phí (như ở Bulgaria) hoặc nhanh chóng (như ở Nhật Bản, có thể điền đơn trực tuyến).

Báo cáo viên đặc biệt có quan điểm rằng một “thủ tục mang tính thông báo” phù hợp với luật nhân quyền quốc tế hơn là một “thủ tục phê duyệt trước” đòi hỏi phải có sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền để thành lập một hội như một pháp nhân, và các nhà nước nên áp dụng “thủ tục mang tính thông báo”. Theo thủ tục mang tính thông báo này, các hội tự động được trao tư cách pháp nhân ngay khi chính quyền được thông báo bởi người lập hội rằng một hội đã được lập ra. Ở hầu hết các nước, việc thông báo này diễn ra theo một tuyên bố bằng văn bản trong đó có một số thông tin do luật quy định, nhưng đây không phải là điều kiện quyết định sự tồn tại của một hội. Đây chỉ là việc gửi thông tin để qua đó cơ quan hành chính biết được việc đã thành lập hội này. Thủ tục thông báo hiện có hiệu lực ở một số nước (ví dụ Bờ Biển Ngà, Djibouti, Morocco, Bồ Đào Nha, Senegal, Thụy Sỹ và Uruguay).

Báo cáo viên đặc biệt tin rằng việc lập các chi nhánh của các hội, các hội nước ngoài hay các liên hội của các mạng lưới các hội, bao gồm ở cấp quốc tế, cũng là đối tượng áp dụng thủ tục thông báo này.

Cả dưới chế độ thông báo hay phê duyệt trước, cơ quan đăng ký phải có trách nhiệm hành động ngay lập tức và luật pháp cần đưa ra thời hạn nhanh chóng để phúc đáp với việc nộp thông tin hay đơn, tùy theo trường hợp. Báo cáo viên đặc biệt nhắc lại một phán quyết của Tòa án châu Âu trong đó tuyên bố rằng “những trì hoãn đáng kể trong thủ tục đăng ký, nếu do Bộ Tư pháp, đã đủ cấu thành một can thiệp vào việc thực hành quyền tự do hiệp hội của những người lập ra hội đó”. Trong giai đoạn đăng ký, các hội vẫn phải được coi là hoạt động hợp pháp trừ phi có chứng minh khác (ví dụ ở Uruguay). Không đưa ra được câu trả lời trong thời hạn rõ ràng và nhanh chóng sẽ được coi là hội đang hoạt động hợp pháp (ví dụ ở Áo).

Bất kỳ quyết định nào từ chối thông báo hoặc đơn đăng ký thành lập đều phải được giải thích lý do rõ ràng và thông tin đầy đủ bằng văn bản tới người thông báo hoặc đăng ký. Các hội gửi thông báo hoặc đăng ký đã bị từ chối cần có cơ hội kháng nghị quyết định này trước một tòa án độc lập và vô tư. Về điểm này, Báo cáo viên đặc biệt tham chiếu một quyết định của Ủy ban Tự do Hiệp hội của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) trong đó quy định rằng “việc không có một cơ hội trước một cơ quan tư pháp để kháng nghị bất kỳ lời từ chối nào của Bộ về việc phê duyệt thành lập một công đoàn là vi phạm các nguyên tắc về tự do hiệp hội”.

Các luật mới thông qua không nên yêu cầu bất kỳ một hội nào đã đăng ký trước đó đăng ký lại, để các hội đang tồn tại được bảo vệ khỏi bất kỳ việc từ chối tùy tiện nào hoặc bị gián đoạn trong hoạt động. Ví dụ, Ủy ban Quyền Trẻ em, trong kết luận khuyến nghị về Nepal, đã bày tỏ quan ngại về những hạn chế rất rộng, như yêu cầu đăng ký lại, do cơ quan thẩm quyền yêu cầu với các tổ chức xã hội dân sự. (CRC/C/15/Add.260, các đoạn 33 và 34).

Phần 4: Quyền hoạt động tự do và bảo vệ khỏi những can thiệp vô lý