Hiến pháp 2013 không đóng cửa hôn nhân cùng giới

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, sửa đổi năm 2013 (gọi tắt là Hiến pháp 2013) bắt đầu chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Cộng đồng người đồng tính nên nhìn nhận Hiến pháp mới là cơ hội hay trở ngại với quyền kết hôn bình đẳng? Các nhà làm luật có thể nhìn nhận và lý giải như thế nào về những quy định mới trong Hiến pháp 2013, đó là sự “mở đường”, “đóng cửa”, hay “khép hờ” với hôn nhân cùng giới?

Hiến pháp 2013 không đóng cửa hôn nhân cùng giới
"Một trăm cái lý không bằng một tý cái tình": Cái tình hay cái lý mới mở cửa hôn nhân cùng giới?

Bài viết gần đây trên Diễn ngôn với tựa “Lý lẽ mở cánh cửa hôn nhân cùng giới?” của tác giả Sáu Sắc muốn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của lý lẽ. Nhưng một câu hỏi đặt ra là ở Việt Nam khi mà “Một trăm cái lý không bằng một tý cái tình” thì cái lý hay cái tình sẽ thực sự giúp mở cánh cửa hôn nhân cùng giới?

"Một trăm cái lý không bằng một tý cái tình": Cái tình hay cái lý mới mở cửa hôn nhân cùng giới?
Lý lẽ mở cánh cửa hôn nhân cùng giới?

Vào một ngày cuối năm 2013, câu hỏi “Theo các bạn thì cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới (“LGBT”) Việt Nam cần làm gì trong năm 2014?” đã được đặt ra. Chúng ta cần nhiều sự kiện công cộng hơn nữa? Chúng ta cần nhiều người đồng tính công khai hơn nữa? Chúng ta cần nhiều bài báo, chương trình truyền hình ủng hộ LGBT hơn nữa? Chúng ta cần nhiều đối thoại giữa cộng đồng LGBT với những người hoạch định chính sách hơn nữa? Trong đầu tôi bật ra một suy nghĩ: sự hiện diện nhiều hơn chưa thể đảm bảo cho sự ủng hộ rộng rãi hơn, không thể lấy ước mơ để đạt được ước mơ. Và điều mà cộng đồng LGBT rất cần lúc này để công cuộc vận động chính sách, thay đổi xã hội có thể thành công: đó là lý lẽ.

Lý lẽ mở cánh cửa hôn nhân cùng giới?
12 điều người đồng tính Việt Nam không nên nói nữa

Đây hẳn sẽ là một danh sách khó khăn vì chính người viết cũng đã từng nói nhiều trong số những câu nói dưới đây. Việc lựa chọn câu nói nào được đưa vào danh sách chủ yếu được phân tích trên khía cạnh thái độ và cảm xúc của người nghe, cũng như sự tương hợp của tác động câu nói đối với mục tiêu mà cộng đồng người đồng tính đang hướng tới.

12 điều người đồng tính Việt Nam không nên nói nữa
Dự báo 5 xu hướng của phong trào bảo vệ quyền LGBT năm 2014

Năm 2013 đánh dấu một năm hoạt động mạnh mẽ của cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới. Những thành công trong việc vận động thay đổi luật hôn nhân và gia đình, thay đổi thái độ xã hội, và đặc biệt là thay đổi chính bản thân cộng đồng LGBT đã tạo ra một môi trường vô cùng thuận lợi cho việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới. Nhìn vào xu hướng phát triển, Diễn Ngôn dự đoán năm xu hướng phát triển của phong trào bảo vệ quyền LGBT trong năm 2014 như sau.

Dự báo 5 xu hướng của phong trào bảo vệ quyền LGBT năm 2014
Qua phim Tèo Em: động cơ quyết định hình ảnh người đồng tính

Trong một cuộc nói chuyện với cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới từ năm 2008, Nhà báo Tạ Bích Loan cầm một tờ giấy xanh lên và hỏi “các bạn có nhìn thấy cái gì đây không?” Nhiều bạn trẻ trả lời “một cái chấm đỏ”. Nhà báo Tạ Bích Loan đã nói “đó là một tờ giấy xanh có một cái chấm đỏ ở giữa. Người đồng tính cũng như người dị tính, đều là những tờ giấy xanh rất đẹp. Người đồng tính chỉ khác về xu hướng tính dục của mình, thay vì yêu người khác giới các bạn yêu người cùng giới. Bản thân các bạn và xã hội không nên chỉ nhìn vào cái chấm đỏ khác biệt đó, mà phải nhìn thấy cả tờ giấy xanh đẹp đẽ này. Đừng chỉ xoáy vào sự khác biệt để kỳ thị, vì chúng ta đều là con người.”

Qua phim Tèo Em: động cơ quyết định hình ảnh người đồng tính
10 sự kiện nổi bật năm 2013 góp phần bảo vệ quyền LGBT ở Việt Nam

2013 là năm thành công của phong trào bảo vệ quyền của cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT). Đây là phong trào bảo vệ quyền của người thiểu số, yếu thế thành công nhất Việt Nam, tạo ra thay đổi tích cực trong bản thân cộng đồng, trong luật pháp và quan trọng hơn là trong nhận thức và thái độ của xã hội. Nhân dịp kết thúc năm 2013, Diễn Ngôn xin điểm lại 10 sự kiện nổi bật liên quan đến phong trào này.

10 sự kiện nổi bật năm 2013 góp phần bảo vệ quyền LGBT ở Việt Nam
Bước tới tự do

Được sinh ra trong cuộc đời này đã là một điều may mắn. Tiếng khóc chào đời đánh thức tình yêu mà cha mẹ và gia đình dành cho chúng ta. Cũng như tất cả mọi người, người đồng tính, song tính và chuyển giới, đến với cuộc sống này bằng tình yêu thương. Chúng tôi lớn lên trong sự vô tư và bình yên.

Bước tới tự do
Để có cuộc sống tình dục an toàn và thỏa mãn

Các nghiên cứu khác nhau đang có kết quả khác nhau về tỉ lệ có HIV trong những người nam giới quan hệ tình dục cùng giới (MSM – là một khái niệm chỉ hành vi quan hệ tình dục cùng giới giữa hai người đàn ông, bất kể xu hướng tính dục của họ là dị tính, đồng tính, song tính hay chuyển giới), con số này giao động từ 2-3%, 5-9%, thậm chí có nghiên cứu cho kết quả 14,5%. Dù còn nhiều tranh luận, các kết quả đều cho thấy tỉ lệ có HIV trong cộng đồng MSM cao hơn rất nhiều so với dân số chung ở Việt Nam, hiện đang ở mức khoảng 0,23%.Nội dung tóm tắt - nhấp vào đây để sửa. Sau khi hoàn tất vui lòng nhấp vào nút Lưu ở góc trên bên trái màn hình.

Để có cuộc sống tình dục an toàn và thỏa mãn
Quốc hội Việt Nam người lắc người gật với hôn nhân cùng giới

Ngày 26 tháng 11 năm 20013, quốc hội Việt Nam lần đầu tiên thảo luận trong phiên toàn thể về hôn nhân và cuộc sống chung giữa hai người cùng giới tính. Cũng giống như xã hội Việt Nam, có những quan điểm khác nhau giữa các đại biểu quốc hội về chủ đề này. Một số đại biểu quốc hội vẫn chống hôn nhân cùng giới, vì cho đó là trái với quan niệm truyền thống về hôn nhân và gia đình, trái với thuần phong mỹ tục. Một số đại biểu thì đề nghị hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, vì cho đó là điều đúng nên làm. Ví dụ đại biểu Thích Thanh Quyết chia sẻ: “Tôi thấy họ [người đồng tính] là những người vô tội, vì cơ địa trời đất sinh ra họ là như thế chứ họ không muốn thế, họ luôn than phiền gia đình không hiểu, xã hội chưa hiểu, chỉ còn trông chờ vào Quốc hội. Tôi đề nghị Quốc hội nên công nhận [hôn nhân cùng giới] vì nó phù hợp với hiện tại và thể hiện tính nhân văn quảng đại, góp phần giảm sự kỳ thị đối với nhóm người này, đồng thời có cơ sở pháp lý để quản lý và giải quyết các hậu quả”.

Quốc hội Việt Nam người lắc người gật với hôn nhân cùng giới
Hôn nhân cũng là một thị trường

Hôn nhân dưới cách nhìn kinh tế cũng là một thị trường với các quy luật kinh tế của nó. Những thay đổi nhỏ trong nguồn cung hay nguồn cầu đều làm thay đổi giá của nó. Thị trường hôn nhân cũng hoạt động tốt nhất khi những hợp đồng được thực hiện tốt nhất, ở đây là việc đăng ký với nhà nước và được điều chỉnh bởi pháp luật. Việc phân công lao động cũng nhằm mục đích đạt được lợi ích kinh tế cao nhất, cũng tương tự như quá trình chuyên môn hóa sản xuất ở các quốc gia khác nhau, hôn nhân cũng hình thành các định chuẩn về vai trò của mỗi giới trong hôn nhân sẽ như thế nào. Với phần đông quan điểm trong hiện tại, thị trường hôn nhân truyền thống được được định nghĩa: một nam, một nữ với vai trò giới khác nhau. Vậy điều gì khiến giá của mỗi giới khác nhau trong từng hoàn cảnh cụ thể? Tại sao giá của phụ nữ lại thay đổi trước và sau hôn nhân? Hay câu hỏi hôn nhân cùng giới có phải là một thị trường mới không sẽ được tìm hiểu trong phần sau bài viết.

Hôn nhân cũng là một thị trường
Khi nào Việt Nam có thể nói: chúng tôi đã từng cấm hôn nhân cùng giới?

Năm 2000, Việt Nam đưa khoản 5 điều 10 vào Luật hôn nhân và gia đình, cấm hai người cùng giới tính kết hôn. Về luật pháp, đây là một “bước lùi” vì trước đó Luật hôn nhân và gia đình không hề đề cập đến hôn nhân giữa hai người cùng giới tính. Về nhận thức xã hội, đây là việc khẳng định quan điểm của nhà nước về đồng tính lúc bấy giờ: đồng tính là sai trái, là một điều không mong đợi. Nhiều lãnh đạo còn kêu gọi đưa quan hệ cùng giới vào danh sách tệ nạn xã hội cần xóa bỏ. Năm 2000, cộng đồng người đồng tính hầu như không xuất hiện, không có cơ hội lên tiếng. Trong xã hội, không có thảo luận về chủ đề đồng tính, và báo chí truyền thông hầu như không đưa tin. Việc thông qua luật diễn ra dễ dàng trong khuôn viên hội trường Ba Đình nơi quốc hội họp.

Khi nào Việt Nam có thể nói: chúng tôi đã từng cấm hôn nhân cùng giới?
Tôi đã từng không đồng ý!

Trong chiến dịch “Tôi Đồng Ý” nhằm giúp những người ủng hộ hôn nhân cùng giới có cơ hội lên tiếng, nhà báo Tạ Bích Loan đã tham gia chụp hình với tấm bảng “Tôi Đồng Ý.” Khi được hỏi chị muốn nêu cảm nhận gì về hôn nhân cùng giới, chị đã phát biểu rất ngắn gọn: “Tôi đã từng không đồng ý.”

Tôi đã từng không đồng ý!
Số đông là bình thường, số ít là bất thường?

Ellen Johnson Sirleaf là tổng thống Liberia. Bà là nữ tổng thống đầu tiên và duy nhất cho tới hiện nay của châu Phi, và là người đạt giải Nobel hòa bình năm 2011 cùng hai nhà hoạt động nữ quyền khác vì những đóng góp cho phong trào đấu tranh quyền phụ nữ ở châu Phi. Thế nhưng, quan điểm về quyền con người của bà bị thử thách khi người ta nghe bà bà ủng hộ việc duy trì tội phạm hóa đồng tính ngay trong chính luật pháp Liberia.

Số đông là bình thường, số ít là bất thường?
Điều gì đang xảy ra trong cộng đồng LGBT Việt Nam?

Việc cộng đồng LGBT và nhiều người trong xã hội phản đối một vị Thạc sỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị của một công ty cổ phần làm về giáo dục vì phát ngôn “đồng tính là tâm bệnh, và có thể chữa được” là một chỉ số thú vị cho sự phát triển của cộng đồng LGBT ở Việt Nam. Cách đây vài năm, các phát ngôn tiêu cực, sai hoặc kỳ thị như vậy về cộng đồng này hầu như không gặp phải sự phản đối nào. Cộng đồng LGBT biết cũng chỉ im lặng, thở dài, né tránh, thậm chí dằn vặt về sự “khác thường” của mình. Đó là thời của sự cam chịu. Nhưng thời đó đã qua rồi!

Điều gì đang xảy ra trong cộng đồng LGBT Việt Nam?
Thêm một cặp đôi hạnh phúc, bớt hai cặp đôi bất hạnh

Kính gởi các Đại biểu Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII, Chúng tôi là đại diện cha mẹ và người thân của người Đồng tính, Song tính và Chuyển giới - là những người thụ hưởng trực tiếp quyền lợi của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 mà các Đại biểu chuẩn bị thảo luận và thông qua.

Thêm một cặp đôi hạnh phúc, bớt hai cặp đôi bất hạnh
Các tổ chức nghiên cứu và hoạt động xã hội kiến nghị Quốc hội thừa nhận "hôn nhân bình đẳng" hoặc "chung sống có đăng ký"

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (“Dự thảo”) sẽ được thảo luận tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIII. Trong rất nhiều vấn đề mà các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến quy định về quyền kết hôn giữa hai người cùng giới tính. Mặc dù Dự thảo đã bỏ điều cấm kết hôn giữa hai người cùng giới tính, bổ sung khung pháp lý giải quyết hậu quả về tài sản của việc chung sống này, nhưng vẫn chưa thừa nhận bất cứ hình thức đăng ký sống chung nào cho các cặp đôi cùng giới tính.

Các tổ chức nghiên cứu và hoạt động xã hội kiến nghị Quốc hội thừa nhận "hôn nhân bình đẳng" hoặc "chung sống có đăng ký"
Các cơ quan Liên hợp quốc kiến nghị Việt Nam bảo vệ quyền của các cặp đôi cùng giới***

Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Chương trình phối hợp phòng chống AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS) đánh giá cao Ban soạn thảo Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình vì đã có những cải thiện tích cực nhằm tăng cường bình đẳng giới và quyền của phụ nữ xuyên suốt Luật sửa đổi này. Tuy vậy, chúng tôi cho rằng cần phải cải thiện hơn nữa dự thảo luật sửa đổi này cho phù hợp với các nguyên tắc và ý nghĩa của Công ước Xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), các Công ước quốc tế và hiệp định khác mà Việt Nam tham gia, cũng như các phát hiện, nghiên cứu luật và góp ý của các tổ chức quốc tế.

Các cơ quan Liên hợp quốc kiến nghị Việt Nam bảo vệ quyền của các cặp đôi cùng giới***
Hướng đi nào cho hôn nhân cùng giới ở Việt Nam?

Sau 15 tháng thảo luận công khai và sâu rộng, chính phủ Việt Nam đã chính thức gửi Dự thảo luật hôn nhân và gia đình cho Quốc hội để xin ý kiến. Trong rất nhiều vấn đề quan trọng khác nhau, không có vấn đề nào nhận được sự quan tâm và tranh luận nhiều như câu hỏi có cho phép cặp đôi cùng giới được kết hôn, và cho họ cơ hội xây dựng một cuộc sống chung ổn định và hạnh phúc hay không.

Hướng đi nào cho hôn nhân cùng giới ở Việt Nam?
Dự thảo luật nửa vời, cộng đồng LGBT đề nghị hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới

Ngày 17 tháng 9 năm 2013, lần đầu tiên cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) góp ý cho dự thảo luật Hôn nhân và Gia đình, bản đề ngày 29 tháng 8 của Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trong hội thảo do Nhóm 6+ và Viện iSEE đồng tổ chức tại Hà Nội, cộng đồng LGBT ghi nhận một số điểm mới trong dự thảo luật như bỏ điều cấm hôn nhân cùng giới (khoản 5 điều 10), đưa ra khái niệm “chung sống như vợ chồng” cho cả cặp đôi khác giới và cùng giới, và thừa nhận một số hậu quả pháp lý của việc sống chung, cụ thể là tài sản và con.

Dự thảo luật nửa vời, cộng đồng LGBT đề nghị hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới