Thiện nguyện (philanthropy) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “tình yêu con người/nhân loại - love of people/humanity”. Như vậy, gốc rễ của từ philanthropy làm cho chúng ta nghĩ đến mục đích của các tổ chức thiện nguyện và hành vi thiện nguyện là thể hiện tình yêu con người thông qua các hành động tốt. Còn philanthropist (người làm thiện nguyện) là những người có tình yêu con người và sẵn sàng giúp đỡ người khác, đặc biệt những người gặp hoạn nạn và kém may mắn. Chạy vì người mình yêu để kêu gọi giảm chi phí y tế do người bệnh phải trả về Zero do Oxfam và ECUE tổ chức
Hơi nóng trong xã hội về thực phẩm độc hại đã được truyền vào nghị trường trong phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát trước Quốc hội hôm 17 tháng 11 năm 2015. Vấn đề nóng vì chỉ riêng năm 2014 đã có đến 150.000-200.000 người mắc bệnh ung thư, 82.000 người chết vì bệnh ung thư, trong đó 75- 95% số trường hợp mắc do yếu tố môi trường và an toàn thực phẩm. Đây quả là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở Việt Nam, gấp 9 lần so với số người chết do tai nạn giao thông cùng năm 2014.
Có thể nói, sự kiện bảo vệ 6700 cây xanh được xuất phát từ những thắc mắc và bất bình của nhiều người dân Hà Nội khi chứng kiến sự đốn hạ các cây xanh, thậm chí cả các cây khỏe mạnh trên các con phố. Sự hoang mang được chuyển lên mạng xã hội, chủ yếu là facebook. Sự ra đời của facebook “6700 người cho 6700 cây” và sau này một số trang facebook khác đáp ứng nhu cầu lên tiếng của nhiều người, mà trước đây họ chỉ than thở đơn lẻ. Chính nhờ các trang mạng xã hội mà các chia sẻ và năng lượng được tập hợp, lan truyền và nhân rộng. Sự lên tiếng của mạng xã hội đã được cộng hưởng bởi báo chí nhà nước, đẩy sự quan tâm của xã hội lên cao với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân như chính khách, nghệ sĩ, hoặc sinh viên, trí thức.
800x600 Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Một khảo sát của Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE) tiến hành trong tháng 2 năm 2015 đã cho thấy, chỉ có 10% người tiêu dùng biết một cơ quan, hiệp hội nào đó bảo vệ quyền cho mình. Số người sử dụng các cơ chế khiếu nại, khiếu kiện còn thấp hơn nữa, chỉ giao động từ 2% đến 3%. Điều này cho thấy một thực tế đáng báo động nhưng không đáng ngạc nhiên ở Việt Nam.
Vụ công an bắt người tiêu dùng Võ Văn Minh vì tội “tống tiền” sau khi Tân Hiệp Phát ngầm thỏa thuận “đền bù” 500 triệu đồng gây ra nhiều phản ứng trong xã hội. Ngoài những câu hỏi về cách công ty Tân Hiệp Phát giải quyết vấn đề, đạo đức xã hội trong việc xử lý các vụ việc tương tự, một câu hỏi lớn đó là người tiêu dùng Việt Nam có quyền gì, và quyền này đang được bảo vệ như thế nào?
Kết thúc bộ phim “Theo dòng sông băng – Chasing ice”, nhà hoạt động môi trường James Balog đã nói “25, 30 năm nữa, khi Simone và Emily nhìn tôi và hỏi: Lúc biến đổi khí hậu xảy ra thì bố đang làm gì, khi mà bố biết rõ điều gì sẽ xảy ra? Tôi muốn mình có thể nói: Các con ạ, bố đã làm tất cả những gì bố có thể làm". Chứng kiến những khó khăn về kinh tế, suy thoái về đạo đức, và nguy cơ tụt hậu của quốc gia, mỗi người dân Việt Nam cần hỏi: chúng ta đã làm gì?
Với thất bại trong phát triển của một số nước dân chủ đa Đảng ở Nam Á và Châu Phi và sự vượt lên của Trung Quốc, các nhà nghiên cứu, chính trị và hoạt động xã hội bắt đầu đặt câu hỏi về sự liên quan giữa dân chủ và phát triển. Dân chủ là nguyên nhân, động cơ hay kết quả của phát triển? Liệu phát triển có phải hy sinh dân chủ? Dù câu trả lời là gì thì gần đây có nhiều chỉ trích về các lý thuyết và thực hành dân chủ, có thể mục đích nhằm tăng cường hiểu biết giúp cho quá trình dân chủ hóa tốt hơn hoặc vì lợi ích nhóm của một số người bị đe dọa bởi dân chủ mà họ phản đối dân chủ.
Gần đây Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn cho phép bốn sản phẩm ngô biến đổi gien được trồng ở Việt Nam gồm giống BT 11, MIR162 của Syngenta Việt Nam (thuộc Thụy Sĩ) và giống MON 89034, NK603 của Dekalb Việt Nam (thuộc Monsanto của Mỹ). Đây là một bước đi chưa có tiền lệ, có thể ảnh hưởng sâu rộng đến nền nông nghiệp và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.
Theo báo cáo bệnh viện phụ sản trung ương, khoảng 40% số thai nhi ở Việt Nam bị phá, cao gấp đôi so với thống kê chính thức của nhà nước. Điều này đồng nghĩa một năm có khoảng một triệu thai nhi bị phá bỏ (số liệu chính thức là 500,000). Có rất nhiều hệ lụy gây ra do việc phá thai, chính vì vậy có câu hỏi đặt ra: có nên cấm phụ nữ phá thai không?
HIV/AIDS được cho là xuất phát trừ châu Phi trong những năm 1960s, sau đó lan vào Mỹ thông qua Haiti. Do các bệnh nhân đầu tiên được phát hiện là người đồng tính nam vào năm 1981 nên HIV/AIDS thời gian đó được gọi là Hội chứng miễn dịch liên quan đến người đồng tính (Gay Related Immune Defficiency). Đây là một thời kỳ đen tối của cộng đồng người đồng tính Mỹ, không chỉ vì HIV/AIDS lần lượt cướp đi mạng sống người thân của họ, mà bởi kỳ thị nặng nề trong xã hội. Người đồng tính sống trong im lặng, chịu đựng, mặc cho xã hội gán những điều kinh khủng vào mình. Sự hoang mang phủ bóng đen lên toàn bộ cộng đồng.
Hồi nhỏ tôi thường thắc mắc với bố tại sao lại cấm nghe đài địch. Ông đưa ra rất nhiều giải thích khác nhau, nhưng tôi vẫn không thỏa mãn. Tôi chỉ băn khoăn nếu “muốn bắt cọp thì phải vào hang cọp” thì muốn thắng địch thì phải hiểu địch chứ. Như vậy, thì phải nghiên cứu, phân tích địch thì mới có giải pháp tốt để thắng địch, nếu không biết gì về địch thì làm sao thắng được địch?
Có nhiều thảo thuận khác nhau về quá trình dân chủ hóa và nguyên nhân cũng như điều kiện để tạo ra một nền dân chủ, trong đó có mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và dân chủ hóa. Samuel Huntington, để trả lời cho câu hỏi “liệu sẽ có nhiều quốc gia trở thành dân chủ”, đã nghiên cứu hai đường hướng xuất hiện của các thể chế dân chủ, một là các điều kiện có lợi cho dân chủ tồn tại trong xã hội, hai là bản chất của quá trình chính trị tạo ra các điều kiện thuận lợi đó. Huntington cho rằng có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình dân chủ hóa, ví dụ như mức độ phát triển kinh tế, sự phân phối thu nhập (bình đẳng hay bất bình đẳng), sự tồn tại của các giai cấp xã hội và đặc trưng của chúng, văn hóa và tôn giáo. Tuy nhiên, Huntington cho rằng, “không có một điều kiện nào đủ để dẫn đến dân chủ hóa. Ngoại trừ một yếu tố duy nhất đó là kinh tế thị trường, không có một điều kiện riêng rẽ, tiên quyết nào dẫn đến sự phát triển (dân chủ hóa) này”.
Một tâm lý khá phổ biến ở Việt Nam đó là cái gì cũng cho vào luật, nghị định, thông tư để có cơ sở thực hiện. Đây là tư duy rất cũ có từ thời bao cấp với suy nghĩ “được làm những gì nhà nước cho phép”. Để làm nhiều thứ thì phải có thêm nhiều luật, nhiều nghị định và nhiều thông tư. Tiếc rằng cuộc sống luôn biến đổi, luật, nghị định và thông tư liên tục trở nên cũ, không còn phù hợp và trở thành rào cản cho phát triển.
Mỗi dân tộc đều có điểm tựa để phát triển, thường là các giá trị cao đẹp mà những người lập quốc theo đuổi. Tuy nhiên, có những quốc gia thành công vì các giá trị này được thể chế hóa trong Hiến pháp, thực hành trong thực tế, và truyền cảm hứng trong đời sống. Có quốc gia thất bại vì các giá trị này không được thể chế hóa, điểm tựa dân tộc chỉ ở trong những cá nhân xuất chúng, khi họ mất đi thì dân tộc đó cũng mất đi điểm tựa của mình.
Với Hoa Kỳ và Trung Quốc ở hai đầu, các nước trung cường đang dần dần thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc tạo dựng cấu trúc an ninh, kinh tế và chính trị mới ở Châu Á. Sự tích cực của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã được cộng hưởng bởi Thủ tướng Australia Tony Abott và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Các bước đi gần đây cho thấy một cơ chế hợp tác an ninh, kinh tế, và chính trị đang được hình thành nhanh chóng ở Châu Á. Việt Nam cần khôn khéo để tạo thế đứng cho mình trong cấu trúc mới này.
Khi Nga sát nhập Crimea của Ukraine thành lãnh thổ của mình, không ít người Việt Nam lo lắng. Lo lắng vì sâu thẳm trong lòng chúng ta sợ Trung Quốc sẽ có bước đi tương tự và độc chiếm Biển Đông. Khi Ukraine quyết định ký hiệp ước thương mại quay về với châu Âu dân chủ và phát triển thì “nội chiến” bùng phát ở miền Đông. Ai cũng biết có bàn tay của Nga trong việc gây bất ổn bằng cách hỗ trợ lực lượng ly khai vũ khí và quân đội như cáo buộc của Ukraine, châu Âu và Mỹ. Chúng ta không khỏi nghĩ Ukraine bên Nga cũng như Việt Nam bên Trung Quốc. Chúng ta sợ Trung Quốc có khả năng quấy rối, gây hấn thậm chí làm Việt Nam bất ổn như Nga gây cho Ukraine.
Ngày 20 tháng 6 năm 2014, trong phiên kiểm định nhân quyền (UPR) lần thứ 2 tại Geneva, chính phủ Việt Nam chính thức chấp nhận 182 khuyến nghị trong tổng số 227 khuyến nghị của các nước trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam chấp nhận một khuyến nghị liên quan đến việc “thông qua một luật chống lại phân biệt đối xử đảm bảo bình đẳng cho tất cả công dân, bất kể xu hướng tính dục và bản dạng giới” [kiến nghị 143.88 của Chile]. Đây chính là cơ sở để Việt Nam xây dựng một bộ luật về bình đẳng, chống mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính, xu hướng tính dục và bản dạng giới, sắc tộc, tôn giáo, tuổi tác, điều kiện cơ thể, và vùng miền.
Hoa Kỳ đang căng mình trên nhiều mặt trận ngoại giao. Thứ nhất, bất chấp nhiều nỗ lực tìm kiếm hòa bình của ngoại trưởng John Kerry cuộc chiến ở Gaza giữa Israel và lực lượng Hamas của Palestine bùng nổ làm hàng nghìn người thiệt mạng. Thứ hai, sau 11 năm tổng thống George W Bush tuyên bố “sứ mệnh hoàn thành” và gần ba năm khi tổng thống Obama cho rút đoàn quân cuối cùng ra khỏi Iraq vào tháng 12 năm 2011, Hoa Kỳ lại phải điều máy bay ném bom ngăn bước tiến của phiến quân hồi giáo ISIS ở Iraq. Thứ ba, khủng hoảng Ucraina với nguy cơ kéo dài do sự can thiệp của Nga đã khiến món quà “khởi động lại” quan hệ Mỹ - Nga vào năm 2009 của Hillary Clinton, khi đó là ngoại trưởng Hoa Kỳ, trở thành vô nghĩa. Có lẽ hiếm khi nào một tổng thống Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều thất bại ngoại giao và an ninh như vậy.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam bảo vệ một trong những quyền quan trọng của người dân, trong đó có quyền tham gia quản lý nhà nước. Quyền tham gia quản lý nhà nước được thực thi qua nhiều cách khác nhau, trong đó có quyền góp ý xây dựng và sửa đổi văn bản pháp luật. Quyền này được ghi nhận trong “Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật” đã được Quốc hội thông qua vào năm 2008.
Để tránh suy nghĩ rập khuôn, xói mòn và mang tính bầy đàn, các nhóm làm việc thường phân công một hoặc hai cá nhân đóng vai trò “đối lập”. Họ là những người luôn đưa ra những ý kiến trái chiều, những lý lẽ “cùn”, thậm chí những nhận xét mang tính “phá hoại”. Tuy nhiên, những người đóng vai “ác” này có sứ mệnh vô cùng quan trọng vì họ giúp những người còn lại làm sắc nét hơn phân tích và giải pháp của mình, thậm chí bật ra các ý tưởng mới tốt hơn khi tranh luận với những người “đối lập” kia.