Trong thông cáo báo chí ngày 11/7/2014 của Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO), có đoạn: "Lần đầu tiên, WHO mạnh mẽ khuyến khích những nam giới có quan hệ tình dục với nam cân nhắc sử dụng thuốc kháng virus như một biện pháp bổ sung để phòng ngừa nhiễm HIV (phòng ngừa tiền phơi nhiễm) bên cạnh việc sử dụng bao cao su. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam giới có quan hệ tình dục với nam giữ mức cao gần như ở mọi nơi và những biện pháp phòng ngừa mới là cực kì cần thiết." Thông tin này cần phải hiểu như thế nào để có ích cho cộng đồng người đồng tính, song tính và xã hội?
Vào một ngày cuối năm 2013, câu hỏi “Theo các bạn thì cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới (“LGBT”) Việt Nam cần làm gì trong năm 2014?” đã được đặt ra. Chúng ta cần nhiều sự kiện công cộng hơn nữa? Chúng ta cần nhiều người đồng tính công khai hơn nữa? Chúng ta cần nhiều bài báo, chương trình truyền hình ủng hộ LGBT hơn nữa? Chúng ta cần nhiều đối thoại giữa cộng đồng LGBT với những người hoạch định chính sách hơn nữa? Trong đầu tôi bật ra một suy nghĩ: sự hiện diện nhiều hơn chưa thể đảm bảo cho sự ủng hộ rộng rãi hơn, không thể lấy ước mơ để đạt được ước mơ. Và điều mà cộng đồng LGBT rất cần lúc này để công cuộc vận động chính sách, thay đổi xã hội có thể thành công: đó là lý lẽ.
Đây hẳn sẽ là một danh sách khó khăn vì chính người viết cũng đã từng nói nhiều trong số những câu nói dưới đây. Việc lựa chọn câu nói nào được đưa vào danh sách chủ yếu được phân tích trên khía cạnh thái độ và cảm xúc của người nghe, cũng như sự tương hợp của tác động câu nói đối với mục tiêu mà cộng đồng người đồng tính đang hướng tới.
Được sinh ra trong cuộc đời này đã là một điều may mắn. Tiếng khóc chào đời đánh thức tình yêu mà cha mẹ và gia đình dành cho chúng ta. Cũng như tất cả mọi người, người đồng tính, song tính và chuyển giới, đến với cuộc sống này bằng tình yêu thương. Chúng tôi lớn lên trong sự vô tư và bình yên.
Hôn nhân dưới cách nhìn kinh tế cũng là một thị trường với các quy luật kinh tế của nó. Những thay đổi nhỏ trong nguồn cung hay nguồn cầu đều làm thay đổi giá của nó. Thị trường hôn nhân cũng hoạt động tốt nhất khi những hợp đồng được thực hiện tốt nhất, ở đây là việc đăng ký với nhà nước và được điều chỉnh bởi pháp luật. Việc phân công lao động cũng nhằm mục đích đạt được lợi ích kinh tế cao nhất, cũng tương tự như quá trình chuyên môn hóa sản xuất ở các quốc gia khác nhau, hôn nhân cũng hình thành các định chuẩn về vai trò của mỗi giới trong hôn nhân sẽ như thế nào. Với phần đông quan điểm trong hiện tại, thị trường hôn nhân truyền thống được được định nghĩa: một nam, một nữ với vai trò giới khác nhau. Vậy điều gì khiến giá của mỗi giới khác nhau trong từng hoàn cảnh cụ thể? Tại sao giá của phụ nữ lại thay đổi trước và sau hôn nhân? Hay câu hỏi hôn nhân cùng giới có phải là một thị trường mới không sẽ được tìm hiểu trong phần sau bài viết.
Trong chiến dịch “Tôi Đồng Ý” nhằm giúp những người ủng hộ hôn nhân cùng giới có cơ hội lên tiếng, nhà báo Tạ Bích Loan đã tham gia chụp hình với tấm bảng “Tôi Đồng Ý.” Khi được hỏi chị muốn nêu cảm nhận gì về hôn nhân cùng giới, chị đã phát biểu rất ngắn gọn: “Tôi đã từng không đồng ý.”
Ellen Johnson Sirleaf là tổng thống Liberia. Bà là nữ tổng thống đầu tiên và duy nhất cho tới hiện nay của châu Phi, và là người đạt giải Nobel hòa bình năm 2011 cùng hai nhà hoạt động nữ quyền khác vì những đóng góp cho phong trào đấu tranh quyền phụ nữ ở châu Phi. Thế nhưng, quan điểm về quyền con người của bà bị thử thách khi người ta nghe bà bà ủng hộ việc duy trì tội phạm hóa đồng tính ngay trong chính luật pháp Liberia.
Cấm hôn nhân cùng giới vì “không thể sinh sản duy trì nòi giống được”? Nếu lấy lý do không thể duy trì nòi giống được thì những người vô sinh, những người đã mãn dục là những người đầu tiên bị cấm kết hôn. Như vậy những cặp vợ chồng đang chung sống với nhau và không có con (vì lý do sức khỏe hay lựa chọn), vậy họ có phải là gia đình hay không, và có nên bị hủy bỏ hôn nhân không khi mà mục đích “duy trì nòi giống” không đạt được? Đây là một sự xúc phạm và phân biệt đối xử nghiêm trọng tới nhiều người trong xã hội.
“Em vừa mới công khai với ba mẹ em là người đồng tính!” Đó là câu nói tôi nghe không dưới 1 lần mỗi tháng, trong suốt gần hai năm qua. Thời gian đầu, tôi cảm thấy rất ngạc nhiên về sự dũng cảm của những người bạn trẻ này. Tôi nhớ lại chỉ khoảng 5 năm trước đây, hầu hết trường hợp là bị gia đình phát hiện, không một người đồng tính nào lại chủ động đi công khai xu hướng tính dục của mình cả. Nhưng mọi chuyện đã thay đổi. Họ có kế hoạch để công khai, và họ dám thực hiện nó. Điều gì đã xảy ra?
Việc ngầm định mọi người đều là dị tính và gắn những thuộc tính tiêu cực cho đồng tính đã mở đường cho việc tạo thiên vị, phân biệt đối xử với người đồng tính nói riêng và những thiểu số tính dục nói chung. Nói cách khác, đây chính là cơ sở để xã hội xác lập ra những đặc quyền dị tính. Đặc quyền dị tính nói một cách ngắn gọn là những quyền, những việc mà người dị tính có thể thoải mái thực hiện mà không lo sợ sẽ bị kỳ thị hay phân biệt đối xử. Điều này có thể là việc thoải mái thể hiện tình cảm ở nơi công cộng, hoặc công khai mối quan hệ yêu đương với gia đình. Thoải mái nói về người yêu, dự định hôn nhân khi đi xin việc mà không lo sẽ bị kỳ thị. Được đánh giá việc học tập, làm việc bằng năng lực chứ không tập trung vào tính dục. Hay thậm chí, “ủng hộ cho người đồng tính” cũng là một đặc quyền của người dị tính. Đặc quyền dị tính còn được ghi nhận rõ ràng hơn trong xã hội như được thấy những hình mẫu cặp đôi khác giới trong nhà trường, tiểu thuyết, phim ảnh. Được phổ biến những kiến thức về dị tính mà không bị xem là đang “tuyên truyền” cho dị tính. Được kết hôn với người mà bạn yêu và nuôi nấng, dạy dỗ con cái mà không bị người ngoài đánh giá về khả năng làm cha mẹ của bạn.
Trong bài “chủ nghĩa độc tôn dị tính” người viết phân tích về quan điểm mặc định xem mọi người đều là người dị tính do hậu quả của hệ nhị phân về giới tính sinh học gây ra. Nếu chỉ dừng lại ở đó thì chủ nghĩa độc tôn dị tính sẽ không có ảnh hưởng gì lớn. Nhưng trên thực tế sự định chuẩn hóa dẫn đến áp đặt các giá trị đúng – sai, ưu việt – thấp kém vào tính dục của mỗi con người. Và tất nhiên, chủ nghĩa độc tôn dị tính cho rằng dị tính là ưu việt hơn, những gì ngoài dị tính là thấp kém hơn. Quan điểm này biểu hiện ở một số điểm như lấy dị tính làm chuẩn mực và gắn đồng tính, song tính với những đặc tính xấu.
Chủ nghĩa độc tôn dị tính (heterosexism) là khái niệm lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1971 bởi Craig Rodwell, một nhà hoạt động đồng tính. Vì không phải là thuật ngữ khoa học mà là thuật ngữ ra đời bởi phong trào vận động quyền đồng tính, song tính và chuyển giới (“LGBT”), nên mỗi nhà hoạt động cũng có những cách sử dụng khác nhau của mình.