Bài 2: Các yếu tố cơ bản của tự do hiệp hội

Để hiểu hơn về quyền tự do hiệp hội, chúng ta cần hiểu một số yếu tố quan trọng sau, đó là: 1) Quyền thành lập hội và gia nhập hội; 2) Tự do hoạt động, điều hành các hội; 3) giới hạn chính đáng với quyền tự do hiệp hội; 4) Bình đẳng về quyền tự do hiệp hội.

Bài 2: Các yếu tố cơ bản của tự do hiệp hội
Bài 1: Hiệp hội là một đặc tính và nhu cầu tự nhiên của con người

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Ngày 4/6/2015, trang tin điện tử của Bộ Nội vụ đã đăng tải Dự thảo Luật về Hội để “lấy ý kiến nhân dân” từ ngày 4/6 đến 4/8/2015. Đây là dự thảo được nhiều cá nhân và tổ chức xã hội mong đợi với hi vọng có những thay đổi theo hướng cởi mở. Để góp phần vào việc thảo luận và góp ý cho dự thảo, Diễn Ngôn xin trích đăng một số bài viết và bình luận về "Hội và tự do hiệp hội - một cách tiếp cận dựa trên quyền" của nhóm tác giả Lã Khánh Tùng, Nghiêm Hoa và Vũ Công Giao. Diễn Ngôn rất mong nhận được sự chia sẻ, thảo luận và đóng góp của các quý vị.

Bài 1: Hiệp hội là một đặc tính và nhu cầu tự nhiên của con người
Đại sứ Ireland: đối thoại xã hội giúp thấu hiểu và hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới

Sự kiện Ireland là nước đầu tiên trên thế giới thông qua hôn nhân cùng giới bằng hình thức bỏ phiếu phổ thông, chứ không phải bằng bất cứ một quyết định nào từ bên trên của tòa án hay nghị viện đã khiến đất nước này tỏa sáng như một tấm gương về xã hội công bằng và dân chủ. Theo ông Damien Cole, Đại sứ Ireland tại Việt Nam, việc công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính là một bước tiến dài đến mục đích đã được ghi trong Tuyên ngôn Độc lập của Ireland: mọi người con của đất nước Ireland đều được trân trọng và yêu thương như nhau.

Đại sứ Ireland: đối thoại xã hội giúp thấu hiểu và hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới
Nhân ngày IDAHOT nhìn
lại thành quả và thách thức trong việc bảo vệ quyền của người LGBT ở Việt Nam***

Những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc bảo vệ quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT). Cụ thể, Luật Hôn nhân và Gia đình 2013 đã bỏ điều cấm hôn nhân cùng giới. Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận một kiến nghị của Chile trong Phiên kiểm định định kỳ phổ quát về nhân quyền (UPR) tháng 6 năm 2014 để xây dựng một Luật chống kỳ thị và phân biệt đối xử, bao gồm cả trên bản dạng giới và xu hướng tính dục. Việt Nam cũng bỏ phiếu thuận cho việc thông qua một nghị quyết của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc bảo vệ quyền của người đồng tính song tính và chuyển giới vào tháng 9 năm 2014.

Nhân ngày IDAHOT nhìn
lại thành quả và thách thức trong việc bảo vệ quyền của người LGBT ở Việt Nam***
Một khoảng trống trong xã hội dân sự Việt Nam

Có thể nói, sự kiện bảo vệ 6700 cây xanh được xuất phát từ những thắc mắc và bất bình của nhiều người dân Hà Nội khi chứng kiến sự đốn hạ các cây xanh, thậm chí cả các cây khỏe mạnh trên các con phố. Sự hoang mang được chuyển lên mạng xã hội, chủ yếu là facebook. Sự ra đời của facebook “6700 người cho 6700 cây” và sau này một số trang facebook khác đáp ứng nhu cầu lên tiếng của nhiều người, mà trước đây họ chỉ than thở đơn lẻ. Chính nhờ các trang mạng xã hội mà các chia sẻ và năng lượng được tập hợp, lan truyền và nhân rộng. Sự lên tiếng của mạng xã hội đã được cộng hưởng bởi báo chí nhà nước, đẩy sự quan tâm của xã hội lên cao với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân như chính khách, nghệ sĩ, hoặc sinh viên, trí thức.

Một khoảng trống trong xã hội dân sự Việt Nam
7 lầm tưởng về chuyển đổi giới tính

Trong các các thảo luận về Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) gần đây, có một số ý kiến về việc có nên cho phép chuyển đổi giới tính hay không. Sau đây là tổng hợp một số lầm tưởng phổ biến về việc chuyển đổi giới tính.

7 lầm tưởng về chuyển đổi giới tính
Tại sao iSEE thay viện trưởng?

Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế xã hội, và môi trường (iSEE) vừa đăng quảng cáo tuyển Viện trưởng mới, thay ông Lê Quang Bình, thành viên sáng lập và là viện trưởng iSEE trong tám năm qua. Diễn Ngôn có bài phỏng vấn ông Lê Quang Bình xoay quanh những thắc mắc và câu hỏi về nguyên nhân của sự chuyển giao lãnh đạo ở iSEE.

Tại sao iSEE thay viện trưởng?
Làm sao ngăn chặn việc chuyển đổi giới tính bừa bãi ở Việt Nam?

Người chuyển giới thường phát hiện giới tính thật của mình khác với giới tính sinh học từ rất sớm (khoảng 3-5 tuổi) (APA, n.d; Nemour Foundation, n.d; WPATH, 2012). Dù vậy, vì nhiều lý do trong đó có sự thiểu hiểu biết của người lớn và xã hội về vấn đề này, họ gặp phải nhiều tổn hại về tâm lý và sức khỏe, từ trầm cảm, xa lánh cho đến tự sát (APA, n.d; Nemour Foundation, n.d; WPATH, 2012). Hơn 80 nghiên cứu trường hợp chuyển đổi giới tính trên hơn 12 quốc gia từ hơn 30 năm qua đã chứng minh quá trình chuyển giới, nếu đảm bảo đúng quá trình y tế, là có hiệu quả và an toàn cho người chuyển giới (WPATH, 2012). Việc chuyển giới thậm chí đã được công nhận là cần thiết về mặt y tế cho người chuyển giới ở các quốc gia phát triển trên thế giới (WPATH, 2012). Qúa trình này bao gồm nhiều giai đoạn như: tư vấn tâm lý với chuyên môn, điều trị hormone, theo dõi sức khỏe thường xuyên, cũng như các quá trình y học khác tùy thuộc hoàn cảnh của người chuyển giới. 

Làm sao ngăn chặn việc chuyển đổi giới tính bừa bãi ở Việt Nam?
Cơ hội nào cho người chuyển giới trong Bộ luật dân sự (sửa đổi)?

Việt Nam đang tham vấn người dân và các cơ quan chuyên môn về Bộ luật dân sự sửa đổi. Đây là một hoạt động chính trị quan trọng, tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác lập pháp. Trong nhiều nội dung mới, cộng đồng LGBT đặc biệt quan tâm đến điều 40 về quyền xác định lại giới tính. Theo bản thảo hiện tại có hai phương án để lựa chọn. Theo phương án 1 thì “nhà nước không thừa nhận việc chuyển giới”, còn phương án 2 thì mở hơn, quy định “trong trường hợp đặc biệt, việc chuyển giới phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của luật”.

Cơ hội nào cho người chuyển giới trong Bộ luật dân sự (sửa đổi)?
Người Việt vội vã nhưng tiến chậm

Hà Nội tắc nghẽn, một phần do cơ sở hạ tầng yếu kém, một phần do tính “vội vã” của người dân. Nếu ai đã từng tham gia giao thông ở Hà Nội sẽ thấy, khi đường bắt đầu dồn ứ ở một làn, mọi người lập tức lao sang làn bên kia, cho dù ai cũng biết sang làn bên kia là phải “đối đầu” với các xe trái chiều. Tuy nhiên, chúng ta không đợi được, không chờ được vì trước mặt chúng ta là một khoảng trống. Quán tính giục chúng ta lao lên, tưởng nhanh được một chút, nhưng hậu quả là “đối đầu”, “bịt nút chai”, và tất cả vừa hít khói bụi vừa nhìn nhau nhăn nhó.

Người Việt vội vã nhưng tiến chậm
Đốn cây đừng đốn sự minh bạch

Đứa trẻ và Tổng thống Lần nọ tôi cùng chị bạn và đứa con nhỏ hơn 1 tuổi của chị đi chơi. Trước khi làm gì đó với con, bao giờ chị bạn cũng nói trước với cô bé: Mình cùng cô đi công viên chơi con nhé! Con có đồng ý không? Bây giờ mẹ sẽ bế con vào xe. Con ngồi ghế sau cho an toàn nhé, ghế riêng của con. Được không? Mẹ sẽ cài dây, thế. Cô ngồi đây cạnh con, còn mẹ lái xe nhé.

Đốn cây đừng đốn sự minh bạch
Khiếu kiện là công cụ tốt nhất bảo vệ quyền người tiêu dùng

800x600 Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Một khảo sát của Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE) tiến hành trong tháng 2 năm 2015 đã cho thấy, chỉ có 10% người tiêu dùng biết một cơ quan, hiệp hội nào đó bảo vệ quyền cho mình. Số người sử dụng các cơ chế khiếu nại, khiếu kiện còn thấp hơn nữa, chỉ giao động từ 2% đến 3%. Điều này cho thấy một thực tế đáng báo động nhưng không đáng ngạc nhiên ở Việt Nam.

Khiếu kiện là công cụ tốt nhất bảo vệ quyền người tiêu dùng
Bình quyền cho phụ nữ nào?

Người phụ nữ đứng trên bục giảng, vung tay chém gió khi nói về sự bất bình đẳng phụ nữ phải chịu: “Chúng ta phải làm việc nội trợ, chăm con bốn đến năm tiếng một ngày trước và sau khi đi làm tám tiếng về. Chúng ta bị coi là phận gái nên không được tham gia quyết định các công việc quan trọng trong gia đình và dòng họ. Chúng ta là nữ, và tỉ lệ nữ làm lãnh đạo doanh nghiệp hay tham chính vô cùng thấp. Các chị biết ở Việt Nam có bao nhiêu phần trăm đại biểu quốc hội là nữ không, bao nhiêu phần trăm ủy viên trung ương là nữ không?”. Cả lớp học ngơ ngác. Chị giảng viên nhìn thẳng, nét mặt đanh thép bày tỏ sự tức giận: “chỉ có một phần tư đại biểu quốc hội là nữ, và chín phần trăm ủy viên trung ương là nữ thôi các chị ạ. Thiệt thòi hơn nữa vì phụ nữ phải nghỉ hưu trước nam giới 5 năm, và như vậy vô hình chung tước đi của chúng ta quyền cống hiến, đặc biệt với những chị em làm công tác khoa học, quản lý, hoặc lãnh đạo”. “Bình quyền cho phụ nữ!” chị hô vang và đề nghị cả lớp hô theo. “Bình quyền cho phụ nữ!” cả lớp vung tay lên như cách mạng xã hội sắp nổ ra đến nơi. Tôi lí nhí hô theo nhưng sao thấy khẩu hiệu này thật xa xôi, dường như không phải hô cho tôi, một người phụ nữ.

Bình quyền cho phụ nữ nào?
Là người nghệ sĩ kiến tạo lối sống đẹp cho mình

Trong một xã hội, nếu con người đứng riêng lẻ thì mọi người đều bình đẳng, không có ai mạnh hơn ai. Tuy nhiên, theo Foucault, quyền lực sẽ xuất hiện khi con người giao tiếp với nhau. Nói cách khác, quyền lực chỉ xuất hiện trong các mối quan hệ và qua các mối quan hệ. Ví dụ, một người nữ giám đốc đứng một mình thì không thấy quyền lực của bà. Nhưng trong quan hệ với các nam công nhân, bà ấy là một người đầy quyền lực, thậm chí có thể đuổi việc họ. Quyền lực này được thể chế công ty giao cho, gắn với chức danh giám đốc của bà. Nhưng khi trở về nhà, bà bỗng trở thành một người phụ nữ yếu đuối, thậm chí có thể bị chồng đánh đập. Người chồng đó có được nguồn quyền lực từ vị trí là chồng trong quan hệ với vợ mà các chuẩn mực giới của một xã hội gia trưởng quy định.

Là người nghệ sĩ kiến tạo lối sống đẹp cho mình
Giã từ sự làng nhàng

Do yêu cầu của công việc, chúng tôi thường xuyên xê dịch giữa các vùng miền, đặc biệt là các vùng sơn cao. Mỗi chuyến đi có một vẻ đẹp riêng, một vai trò riêng trong sự tích lũy vốn liếng trải nghiệm của người trong cuộc. Với tôi, điều đáng nhớ nhất từ những chuyến xê dịch là các cuộc thảo luận hào hứng, bất tận giữa anh em trong đoàn. Nếu đã nếm mùi xê dịch, hẳn bạn sẽ đồng tình với tôi rằng, thảo luận là cách tốt nhất để quên đi sự xa ngái của đường trường, để mở mang sự hiểu biết và để tìm lấy những niềm vui bình dị. Lần nọ, trên đường vô Nam, không rõ vì sự đưa đẩy nào, chúng tôi say sưa trao đổi về vị thế của người Việt trong cộng đồng thế giới. Khi câu chuyện đang vào hồi cao trào, một nhân vật kì cựu trong đoàn đưa ra lời bình luận: “Chung qui lại, xã hội mình là một xã hội làng nhàng, các anh ạ”. Cuộc thảo luận kết thúc không lâu sau đó nhưng hai tiếng “làng nhàng” thì hãy còn ám ảnh tôi lâu dài. Quả thật, nhờ khả năng biểu cảm cao độ, từ láy làng nhàng đã lột tả thật tài tình thần thái của đối tượng được nói đến. Nó là một chỉ dẫn vừa thú vị vừa độc đáo trong việc tìm hiểu đặc điểm của xã hội Việt Nam hiện nay.

Giã từ sự làng nhàng
Cán bộ chuẩn, chuẩn cán bộ?

Trong một cuộc họp bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo phụ trách công tác tổ chức thông báo về chủ trương đề bạt một cán bộ nghiên cứu vào vị trí Phó trưởng phòng khoa học. Ông nói “ngoài tiêu chí về chuyên môn, mà tất cả các đồng chí ở đây đều có, thì tất nhiên chúng ta cần khuyến khích cán bộ trẻ”. Một phần tư số cán bộ trên 40 tuổi dự họp sầm mặt, họ được coi là đã lớn tuổi cho dù đang trong lúc sung sức nhất để cống hiến. Biết điều này, vị lãnh đạo tiếp tục quán triệt. “Các đồng chí nên biết đây là chủ trương đầu tư cho tương lai của ban giám đốc. Khoa học là phải đi đường dài, và tất nhiên cán bộ trẻ cũng sẽ dễ dàng tiếp thu cách làm mới, giúp thay máu cho cơ quan. Các đồng chí lớn tuổi có kinh nghiệm nghiên cứu, thực ra cũng cần có thời gian để đầu tư cho nghiên cứu, làm thêm việc quản lý có khi lại ảnh hưởng đến chất lượng công việc.” 

Cán bộ chuẩn, chuẩn cán bộ?
Nước ngọt có ruồi và giải pháp bảo vệ quyền người tiêu dùng

Vụ công an bắt người tiêu dùng Võ Văn Minh vì tội “tống tiền” sau khi Tân Hiệp Phát ngầm thỏa thuận “đền bù” 500 triệu đồng gây ra nhiều phản ứng trong xã hội. Ngoài những câu hỏi về cách công ty Tân Hiệp Phát giải quyết vấn đề, đạo đức xã hội trong việc xử lý các vụ việc tương tự, một câu hỏi lớn đó là người tiêu dùng Việt Nam có quyền gì, và quyền này đang được bảo vệ như thế nào?

Nước ngọt có ruồi và giải pháp bảo vệ quyền người tiêu dùng
Để chính quyền không phải là "gã gác cửa"

Từ vụ việc chính quyền xã Đồng Văn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An “ăn” 250 triệu trên tổng số 280 triệu tiền cứu đói nhân dân mất mùa đặt ra một câu hỏi lớn về vai trò của chính quyền địa phương. Nếu không có những giải pháp quyết liệt mang tính cách mạng, bộ máy chính quyền có thể trở thành một “gã gác cửa” ngăn cản các nguồn lực chảy vào nhân dân, kiểm soát các ý kiến phản biện trong xã hội, và trở thành vòi bạch tuộc hút cạn năng lượng của cộng đồng.

Để chính quyền không phải là "gã gác cửa"